40 tỉnh, thành phố áp dụng mô hình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi

Phát biểu tại hội nghị toàn quốc tổng kết kinh nghiệm và kết quả sau 3 năm áp dụng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi

Phát biểu tại hội nghị toàn quốc tổng kết kinh nghiệm và kết quả sau 3 năm áp dụng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi (2011-2013) ngày 22/5 tại Hà Nam, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các nhà khoa học nghiên cứu công thức làm men vi sinh, sử dụng đa dạng các nguyên liệu như mùn cưa, bã mía, lõi ngô để mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học ngày càng được nhân rộng. 

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng cần đẩy mạnh việc xây dựng các đề tài về sản xuất men vi sinh, phục vụ lâu dài cho việc chăn nuôi, phát triển nông nghiệp trên cả nước; đồng thời có những phương thức cung cấp men đã trộn sẵn, về lâu dài xây dựng hệ thống phân phối ổn định cho người nông dân. 

Theo số liệu của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến tháng 11/2013, cả nước có 40/63 tỉnh, thành phố có mô hình áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, trong đó có 752 trang trại và trên 60.000 hộ gia đình với tổng diện tích 5,47 triệu m2 đệm lót sinh học (dùng trong chăn nuôi lợn 70.000 m2 và chăn nuôi gia cầm 5,4 triệu m2). Công nghệ này đang phát triển khá mạnh ở các tỉnh phía Bắc. Các tỉnh phía Nam đã và đang phát triển nhưng còn gặp một số khó khăn về công nghệ, nguyên liệu và quy trình áp dụng. 

Tại hội nghị, các đại biểu đã có những nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế của mô hình như: giảm chi phí chăn nuôi do tiết kiệm được nhân công lao động; hệ thống chuồng nuôi xây dựng đơn giản, nguyên liệu để làm đệm lót sinh học dễ kiếm, rẻ tiền; vật nuôi tăng trưởng tốt, tăng sức đề kháng do không bị bệnh dịch… Tuy nhiên, quá trình ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi đã nảy sinh một số vấn đề như nguyên liệu để làm đệm lót sử dụng 50 -70% là mùn gỗ (mùn cưa, phôi bào…) và sử dụng với số lượng lớn, nguồn cung cấp nguyên liệu không ổn định, vì vậy khó áp dụng ra diện rộng. Ngoài ra, người chăn nuôi phải đầu tư chi phí ban đầu để làm lớp đệm lót lớn và thường xuyên phải bổ sung trong quá trình chăn nuôi. Việc áp dụng mô hình này trong chăn nuôi công nghiệp cũng đang khó triển khai do đệm lót sinh học chỉ phù hợp với mô hình chăn nuôi mật độ thấp. Nhiều hộ chăn nuôi chưa áp dụng đúng quy trình dẫn đến lớp đệm bị hỏng, hệ vi sinh vật bị chết. 

Để giải quyết những tồn tại trên, Cục Chăn nuôi kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu thử nghiệm nhằm hoàn thiện quy trình chăn nuôi trên đệm lót sinh học. Đồng thời xem xét và phê duyệt “Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2014-2020”, trong đó có hỗ trợ ứng dụng đệm lót sinh học cho chăn nuôi ở quy mô nông hộ. 

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh cũng cần chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với Cục Chăn nuôi khảo sát, nghiên cứu việc áp dụng đệm lót sinh học trên các đối tượng vật nuôi khác nhau để xây dựng quy trình phù hợp với từng vùng, từng địa phương và khuyến cáo cho người chăn nuôi. 

nguồn Bộ NN&PTNT

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC