Bộ Nông nghiệp giải cứu thịt lợn bằng công văn lần 2

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn hỏa tốc tới các địa phương đề nghị khẩn trương vào cuộc ổn định tình hình chăn nuôi.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn hỏa tốc tới các địa phương đề nghị khẩn trương vào cuộc ổn định tình hình chăn nuôi.

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp đề nghị UBND tỉnh, thành phố giao cho các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn và quy trình chăm sóc nuôi dưỡng nhằm hạ giá thành sản xuất ở mức thấp nhất trong điều kiện có thể.

Đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thú y, cần tuyên truyền và khuyến cáo rà soát quy trình sản xuất, giảm giá bán phù hợp, chia sẻ với người nông dân.

Bên cạnh đó, chính quyền các địa phương chỉ đạo cơ quan thú y tăng cường kiểm tra dịch bệnh, tiêm phòng vắc xin, không để tình trạng cắt bớt các khâu quản lý dịch bệnh, sẽ dẫn tới hệ lụy phát dịch trong thời gian tới.

Bộ Nông nghiệp cũng đề nghị các tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho các cơ sở giết mổ, chế biến phát huy tối đa công suất sản xuất các sản phẩm thành phẩm và dự trữ thịt lợn góp phần tạo nguồn tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho người chăn nuôi.

Tăng cường quản lý thị trường, giảm khâu trung gian, quản lý tốt giá cả, tạo thuận lợi cho người chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm.

http://st.galaxypub.vn/staticFile/Subject/2017/04/28/476621/giai-cuu-thit-lon-bo-nong-nghiep-chi-dao-nong-lan-2_2861847.jpg
Bộ Nông nghiệp đang tìm đủ mọi cách giải cứu thịt lợn

Về giải pháp lâu dài, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các tỉnh, sở ngành liên quan tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết, trong đó phát huy tối đa vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội và hợp tác xã nhằm kiểm soát tốt hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm và điều tiết cung cầu thị trường các sản phẩm chăn nuôi.

Triển khai các giải pháp tổng thể nhằm phát triển thị trường cho sản phẩm chăn nuôi của địa phương, trong đó xác định địa phương phải chủ động kết hợp giải pháp liên kết trong vùng và liên vùng.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp cũng đề nghị các địa phương rà soát, thống kê chăn nuôi để có quy hoạch tổng thể phát triển chăn nuôi phù hợp với từng địa phương, vừa đảm bảo ổn định thị trường, đồng thời bảo vệ môi trường gắn với an toàn thực phẩm...

Trước tình trạng thịt lợn rớt giá thê thảm do cung vượt cầu, Bộ Nông nghiệp đã có những động thái "giải cứu" người chăn nuôi như kêu gọi doanh nghiệp chia sẻ, giảm giá thành đầu vào như thức ăn chăn nuôi, các doanh nghiệp chế biến tích trữ đông lạnh...

Đây là công văn chỉ đạo thứ 2 của Bộ Nông nghiệp trong năm 2017. Trước đó hồi giữa tháng 1/2017 khi mà giá lợn vẫn còn ở mức từ 20.000 - 30.000 đồng, Bộ Nông nghiệp đã có  công văn số 11205/BNN-CN gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hỗ trợ ổn định phát triển chăn nuôi lợn.

Tuy nhiên, qua khảo sát tình hình thị trường, hiện nay nguồn cung lợn hơi trong nước đã vượt xa nhu cầu tiêu dùng trong nước, dẫn tới giá thịt lợn lao dốc, chỉ còn dưới 20.000 đồng/kg.

Cần phải thay đổi

Trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Nguyễn Ngọc Đệ cho rằng bản thân người chăn nuôi và các cơ quan quản lý nhà nước cần phải thay đổi thật sự để thích ứng kịp thời với cơ chế thị trường, tránh sản xuất manh mún như trước đây.

''Về mặt lâu dài tôi nghĩ cần phải có những dự báo chính xác, có những khuyến nghị và quy hoạch tổng thể, bài bản từng năm. Cần lên kế hoạch cụ thể như: mỗi loại vật nuôi, nông sản nên sản xuất bao nhiêu là đủ; chất lượng như thế nào để ổn định và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hay như cung – cầu thịt lợn trên thế giới, khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các quốc gia khác cùng đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi lợn.

Ngoài ra cần phải tạo thành các chuỗi chăn nuôi để xuất khẩu theo đường chính ngạch, hướng tới nhiều thị trường hơn nữa. Ngoài thị trường Trung Quốc, hiện nay còn nhiều quốc gia xung quanh Việt Nam cũng có nhu cầu lớn về thịt như: Brunei, Philippines, Nhật Bản... Nếu chúng ta kiểm soát được vệ sinh an toàn thực phẩm cho tốt thì có thể xâm nhập được vào thị trường khó tính'', ông Đệ nhấn mạnh.

Về phía người dân, vị chuyên gia cho rằng để tránh gặp rủi ro với các thương lái Trung Quốc như thời gian qua, người chăn nuôi phải đề cao cảnh giác, thận trọng khi các thỏa thuận buôn bán không rõ ràng.

''Người dân cũng cần trang bị kiến thức đầy đủ hơn, nâng cao trình độ và liên kết với nhau lại để nâng cao sức cạnh tranh. Đồng thời nên tỉnh táo nghe theo các khuyến cáo từ cơ quan nhà nước nhằm điều chỉnh phù hợp cây trồng, vật nuôi, tránh nuôi ồ ạt quá nhiều dẫn đến dư thừa, mất giá.

Thị trường hiện nay đang mở và chúng ta cần nâng cao chất lượng thịt để tạo ra sự cạnh tranh, xâm nhập vào thị trường các nước'', ông Đệ nêu quan điểm.

Theo báo Đất Việt

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC