Bộ Y tế đề nghị nâng mức cảnh báo đối với dịch cúm gia cầm

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), dịch cúm A(H7N9) bắt đầu được ghi nhận tại Trung Quốc từ tháng 3/2013, có nguồn gốc từ cúm gia cầm.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), dịch cúm A(H7N9) bắt đầu được ghi nhận tại Trung Quốc từ tháng 3/2013, có nguồn gốc từ cúm gia cầm.

http://static.giaoducthoidai.vn/Uploaded/thuyvt/2017_03_08/3/a2_tr12_YYDP.jpg?width=500

Từ tháng 10/2016 tới nay, dịch cúm A(H7N9) đang có chiều hướng gia tăng mạnh cả về quy mô và số lượng mắc. Tốc độ lây lan của bệnh tạo thành đợt dịch thứ 5.

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2017 tại Trung Quốc đã ghi nhận thêm 449 trường hợp mắc cúm A(H7N9), trong đó có 96 trường hợp tử vong.

Đáng chú ý, dịch cúm A(H7N9) đang xảy ra tại tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) là 2 tỉnh có chung đường biên giới với 7 tỉnh của Việt Nam (gồm: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh).

Các địa phương này có các cửa khẩu quốc tế giao thương với Trung Quốc và có lưu lượng người, phương tiện, hàng hoá lưu thông hàng ngày lớn. Ước tính mỗi ngày có khoảng 1.000 – 10.000 lượt người; 100 - 200 lượt phương tiện xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu.

Đối với cúm A(H5N1), theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong năm 2016, nước ta đã ghi nhận các ổ dịch cúm gia cầm tại 7 xã, phường của 6 huyện, thị xã thuộc 3 tỉnh, thành phố (gồm: Nghệ An, Cần Thơ và Cà Mau)…

Theo nhận định của Cục Thú y về tình hình dịch cúm gia cầm thì nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Đặc biệt, một số chủng virus cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8) có nguy cơ xâm nhập vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc; nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu.

Ông Hoàng Minh Đức - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - khẳng định: Tại Việt Nam đến nay chưa phát hiện trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) trên gia cầm cũng như trên người. Đối với cúm A(H5N1), trong các năm 2015, 2016 và những tháng đầu năm 2017, không ghi nhận trường hợp mắc trên người.

Tuy nhiên, trước tình hình dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp tại các tỉnh sát Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành “Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9)”; ban hành các chỉ thị, công văn chỉ đạo các cơ sở y tế tăng cường giám sát phát hiện sớm và chủ động triển khai các biện pháp sẵn sàng đáp ứng, xử lý khi có ổ dịch xảy ra; thường xuyên tổ chức họp Văn phòng Đáp ứng tình huống khẩn cấp phòng chống dịch bệnh (Văn phòng EOC) của Bộ Y tế.

Theo báo giaoducthoidai.vn

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC