Bộ Y tế khuyến cáo bệnh cúm gia cầm nguy cơ cao lây sang người

Ông Phạm Hùng, Trưởng phòng kiểm soát bệnh truyền nhiễm cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, không ăn tiết canh, không ăn gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống chín.

Ông Phạm Hùng, Trưởng phòng kiểm soát bệnh truyền nhiễm cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, không ăn tiết canh, không ăn gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống chín.

Tết đến, nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng cao. Không chỉ các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá… mà . Đáng chú ý, nhiều loại gia cầm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, ẩn chứa mầm bệnh… Bệnh cúm A(H5N1), cúm A (H7N9) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus cúm A(H5N1), cúm A (H7N9) (ở gia cầm) lây sang người. Bệnh lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc trực tiếp với gia cầm, phân gia cầm, sản phẩm từ gia cầm, vật dụng, môi trường bị nhiễm mầm bệnh; qua ăn thịt, sản phẩm gia cầm chưa được nấu chín.

Biểu hiện của bệnh là sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, đau người, đau cơ… Bệnh thường diễn biến phức tạp, nhanh và có thể dẫn tới tử vong. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh cho người.

http://media.vietq.vn/files/Ctvthuyngan/2019/01/20/photo-1-1488421236559-0-8-364-594-crop-1488421278148.jpg
Không ăn gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm ốm, chết... Ảnh minh họa

Ông Phạm Hùng, Trưởng phòng kiểm soát bệnh truyền nhiễm cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, không ăn tiết canh, không ăn gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống chín. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm ốm, chết, hoặc không rõ nguồn gốc. Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng cho gia cầm theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

Khi phát hiện gia cầm ốm chết phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan thú y, trạm y tế xã phường. Khi có biểu hiện sốt, ho, đau ngực, khó thở và có tiền sử tiếp xúc với gia cầm, phải đến ngay cơ sở y tế để được khám kịp thời.

Bên cạnh đó, để đảm bảo sức khỏe của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 và lễ hội mùa Xuân, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đặc biệt là sởi, rubella, ho gà… Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, đặc biệt là trẻ nhỏ khi đi xe máy, ra ngoài trời… Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm như: cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu…

Ăn uống đầy đủ để đảm bảo dinh dưỡng; cân đối các loại thức ăn để cân bằng lượng tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi họng

Theo vietq.vn

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC