Cùng xuất hiện nhiều virus cúm gia cầm

Thời tiết lạnh đang tạo điều kiện cho các loại cúm phát triển. Trong khi đó, tại Việt Nam và các nước lân cận cùng lúc xuất hiện nhiều virus cúm gia cầm, có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người” – PGS-TS Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định

Thời tiết lạnh đang tạo điều kiện cho các loại cúm phát triển. Trong khi đó, tại Việt Nam và các nước lân cận cùng lúc xuất hiện nhiều virus cúm gia cầm, có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người” – PGS-TS Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định

Virus cúm “chạy dọc” đất nước

Ông Đàm Xuân Thành – Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết, virus cúm A/H5N1 hiện đang lưu hành phổ biến, chiếm tới 4,13% gia cầm. Đáng nói có nhiều con vịt dương tính với cúm A/H5N1 nhưng lại không có triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm. “Người dân ăn tiết canh vịt đều có nguy cơ bị nhiễm cúm A/H5N1 mặc dù cứ nghĩ rằng vịt đang khỏe, không có biểu hiện bệnh” – ông Thành nhấn mạnh. Ngoài ra, giám sát cúm H5N6 trên 216 mẫu gia cầm thì có tới 68 mẫu (31%) dương tính với virus cúm A/H5N6.

 

 


Vận chuyển gà đi tiêu thụ ở một trang trại tại huyện Vụ Bản, Nam Định. Ảnh: Đàm Duy


Theo ông Thành, cúm A/H5N6 trước đây lưu hành ở Trung Quốc khiến 1 người tử vong nhưng năm 2014 đã xuất hiện trên đàn gia cầm ở 9 tỉnh của Việt Nam. Xét nghiệm cho thấy các mẫu cúm A/H5N6 ở Việt Nam có sự tương đồng đến 99% virus cúm A/H5N6 gây bệnh trên người ở Trung Quốc.

“Cúm A/H5N6 đang lây lan trên gia cầm theo xu hướng “chạy dọc” từ biên giới phía Bắc xuống phía Nam, do đó, nguy cơ cúm này lây lan ở đàn gia cầm trên diện rộng sau đó lây lan sang người là rất lớn. Tại Trung Quốc cúm A/H7N9 cũng có xu hướng chạy từ Bắc sang Nam và đang hướng về Việt Nam” – PGS-TS Nguyễn Thanh Long cảnh báo.

Theo ông Phu, ngoài 2 loại cúm gia cầm H5N6 và H5N1 đang lưu hành tại Việt Nam, ở Trung Quốc đã xuất hiện rất loại cúm gia cầm nguy hiểm khác như H7N9, H10N8, H5N8, H5N2… Riêng cúm A/H7N9 trong 3 tuần đầu năm 2015 ở Trung Quốc đã phát hiện 16 ca mắc trên người trong đó 3 ca tử vong. Số mắc có xu hướng lan rộng xuống các tỉnh phía Nam của Trung Quốc gần biên giới với Việt Nam. “Cúm gia cầm với có 2 gen H và N có khả năng tổ hợp tới 122 loại cúm khác nhau, nhiều loại cúm có nguy cơ lây truyền từ gia cầm sang người. Do đó, nguy cơ cúm gia cầm lan rộng và lây sang người là rất lớn, khó lường trước, khó khống chế” – ông Phu cho biết.

Khó khống chế gia cầm nhập lậu

Ông Nguyễn Văn Thu – Phó Chủ nhiệm Quân y (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) cho biết, tình hình buôn bán gia cầm ở các vùng biên đã giảm nhiều so với 2 năm trước. Tuy nhiên, việc buôn bán vẫn diễn ra phức tạp, thủ đoạn tinh vi, gây khó khăn cho lực lượng cán bộ làm nhiệm vụ. Hiện các đầu nậu buôn bán gia cầm thường thuê người dân với tiền công khoảng 5.000-10.000 đồng/kg. Vào thời điểm tiêu thụ nhiều gia cầm như dịp tết tiền công có thể lên đến 20.000 đồng/kg. “Có những lúc chúng tôi bắt gặp cả bãi xe máy lên đến hàng nghìn xe của người dân để chực chờ chở hàng lậu. Việc ngăn chặn số lượng xe như vậy rất khó khăn. Hơn nữa, với vi phạm chở lậu vài chục con gà cũng không thể bắt giam người dân. Nên cứ ngăn chặn, thả ra rồi họ lại đi chở lậu. Chúng tôi chỉ có thể thực hiện biện pháp “bên kia đẩy đuổi, bên này thuyết phục, tịch thu”. Cứ lơ là một chút là đội quân chở hàng lậu thuê lại nườm nượp ngay” – ông Thu chia sẻ.

GS-TS Nguyễn Trần Hiển – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết, năm 2014 và 3 tuần đầu năm 2015, 22 điểm giám sát cúm trọng điểm trên toàn quốc đã lấy mẫu và xét nghiệm trên hơn 5.900 mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân có hội chứng cúm, viêm đường hô hấp cấp tính, viêm phổi nặng. Kết quả cho thấy chỉ có 3 loại cúm mùa lưu hành trong đó virus cúm B chiếm 58%, cúm A/H3N2 chiếm 29%, cúm A/H1N1 chiếm 13%. “Các phân tích sâu với các chủng virus cúm không phát hiện đột biến về kháng nguyên. Các loại cúm trên người hiện hành ở Việt Nam đều tương đồng với các chủng cúm lưu hành trước đó cũng như trong khu vực. Hiện Việt Nam cũng có đủ năng lực để xét nghiệm tìm ra tất cả các loại cúm mùa, cúm gia cầm như H7N9, H5N6, H10N8… Ngoài ra, chúng ta cũng có thể xét nghiệm tìm ra các bệnh mới nổi như Ebola, cúm Trung Đông MERS-CoV” – GS Hiển cho biết.

Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Văn Kính – Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư, hiện xuất hiện nhiều bệnh nhân bị cúm mùa như H1N1, H3N2 nhưng triệu chứng lâm sàng rất nặng, suy hô hấp cấp, suy đa phủ tạng. Mới đây, phải dùng đến phương pháp y học tiên tiến nhất là chạy tim phổi nhân tạo bệnh viện mới cứu được 3 bệnh nhân cúm rất nặng. “Bộ Y tế nên có các cảnh báo để các bệnh viện cảnh giác với các biểu hiện cúm nặng để có điều trị kịp thời” – TS Kính cho biết.

Năm 2014, Việt Nam có 2 ca nhiễm cúm A/H5N1 tại Bình Phước và Đồng Tháp, cả 2 đều tử vong. Điều tra dịch tễ cho thấy cả hai bệnh nhân này đều tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh.

Theo báo Dân Việt

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC