Cá chết trắng bè, cảnh sát vào cuộc

Chiều 6/1, Cục Cảnh sát môi trường phối hợp cùng Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh Đồng Nai) và Phòng Kinh tế TP. Biên Hòa đến khảo sát tại làng cá bè, khu vực xã Hiệp Hòa (TP. Biên Hòa) để ghi nhận, nắm bắt tình hình nuôi cá của người dân sau những ngày xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt.

Chiều 6/1, Cục Cảnh sát môi trường phối hợp cùng Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh Đồng Nai) và Phòng Kinh tế TP. Biên Hòa đến khảo sát tại làng cá bè, khu vực xã Hiệp Hòa (TP. Biên Hòa) để ghi nhận, nắm bắt tình hình nuôi cá của người dân sau những ngày xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt.

http://baochinhphu.vn/Uploaded/tranducmanh/2016_01_06/images1437863_Ca_be.jpg
Đoàn khảo sát chiều 6/1 tại làng cá bè trên sông Cái. Ảnh Báo Đồng Nai

Dẫn lời Thượng tá Bùi Kim Sơn, Phó đội trưởng phụ trách lĩnh vực công nghiệp, Phòng 2 (Cục Cảnh sát môi trường), cơ quan thường trực tại TP. Hồ Chí Minh, Báo Đồng Nai cho biết, sau khi ghi nhận thực tế tại khu vực làng cá bè, đoàn khảo sát sẽ làm việc với các cơ quan chức năng của Đồng Nai và báo cáo nhanh về Ban lãnh đạo Tổng cục và Cục Cảnh sát môi trường để có hướng điều tra, giải quyết cụ thể.

Thống kê ban đầu của chính quyền địa phương ghi nhận, tổng thiệt hại trong đợt cá chết lần này khoảng 200 tấn cá, ước số tiền khoảng 10 tỉ đồng.

Hiện người dân vẫn đang chờ hướng giải quyết và kết luận chính thức từ các cơ quan chức năng về nguyên nhân cá chết.

Liên quan đến vụ việc, báo Dân việt cho biết, ngay khi xảy ra sự việc, thành phố Biên Hòa đã phối hợp với cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai; chỉ đạo Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên-Môi trường trực tiếp đến làng bè, hỗ trợ dân khắc phục hậu quả, hướng dẫn và đưa ra các giải pháp nhằm ngăn tình trạng cá bị chết, lấy mẫu nước đưa đi xét nghiệm để làm rõ nguyên nhân.

UBND TP. Biên Hòa, Đồng Nai cho biết, sau khi thống kê đầy đủ thiệt hại, tìm được nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt, thành phố Biên Hòa sẽ có những biện pháp cụ thể để giúp dân làng bè ổn định cuộc sống, tái đầu tư sản xuất.

http://baochinhphu.vn/Uploaded/tranducmanh/2016_01_06/Ca%20be.jpg
Cá chết nổi trắng lồng bè. Ảnh Báo Đồng Nai

Trước đó, Báo Đồng Nai đã phản ánh thực tế tại bè cá của hộ ông Nguyễn Đình Thanh. Báo cho biết, chỉ trong đêm 4/1, cá trong hàng chục lồng bè của hộ gia đình này đã chết không còn một con. Ông Thanh đã thả khoảng 3 tấn cá giống, ngoài ra còn 7 tấn cá thịt chủ yếu là cá trắm giòn và cá chép giòn. Với giá thị trường hiện nay, cá giống 160.000 đồng/kg, cá thịt giòn khoảng 120.000 đồng/kg, gia đình ông Thanh thiệt hại khoảng 1,1 tỉ đồng.

Không chỉ có hộ ông Thanh, mà đây là tình trạng chung của hàng trăm hộ nuôi cá bè trên sông Cái. Hộ nhiều thì hàng chục tấn cá, hộ ít cũng phải từ 0,6-3 tấn.

Báo Pháp luật TPHCM cho biết, ngày 5/1, để vớt vát chút vốn, nhiều người chọn những con còn tươi bán cho người có nhu cầu. Bình thường mỗi ký cá chép, trắm, điêu hồng giá 50.000-80.000 đồng nhưng cá chết chỉ bán được khoảng 2.000 đồng/kg. Có người cho cá vào bao tải rồi chở đến các bãi đất trống thiêu hủy để tránh ô nhiễm môi trường. Có một số hộ vứt từng bao tải xuống sông khiến cả một đoạn sông bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Về nguyên nhân cá chết hàng loạt, theo kinh nghiệm nuôi cá nhiều năm nơi đây, người dân nuôi cá bè nhận định có thể cá chết là do nguồn nước bị ô nhiễm bởi hóa chất do các nhà máy lân cận xả ra. Bởi không chỉ có cá nuôi trong bè, mà cá sống tự nhiên ngoài sông cũng bị chết nổi trắng mặt nước.

Còn Vietnamnet.vn thì dẫn lời ông Phan Cẩm Hà, Chi cục trưởng Chi cục Đồng Nai cho rằng, cá nuôi với mật độ quá dày, dùng thức ăn tự chế có thể là nguyên nhân chính khiến cá của các hộ dân nuôi cá bè trên sông Cái (nhánh sông Đồng Nai) chết kín mặt sông. Ông Hà cho hay, sau khi khảo sát hiện trường, lấy mẫu nước để phân tích, Chi cục Thủy sản nhận thấy nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt là do hàm lượng oxy hòa tan trong nước rất thấp.

Tuy nhiên, nguyên nhân nào khiến lượng oxy hòa tan trong nước tại khu vực nuôi cá của các hộ dân xuống thấp, dẫn tới cá chết, vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Hiện tại, Chi cục Thủy sản đang chờ báo cáo của Chi cụ Thú y và ý kiến từ Sở Tài nguyên và Môi trường để có kết luận cuối cùng, ông Hà thông tin.

Được biết, đây không phải là lần đầu người nuôi cá bè nơi đây phải gánh chịu thiệt hại này. Trước đó vào các năm 2011, 2014, cá bè nơi đây cũng chết hàng loạt do ô nhiễm nguồn nước xả thải từ các nhà máy lân cận.

Theo báo  baochinhphu.vn

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC