Cá hồi Đại Tây Dương cho thấy khả năng thích nghi với vùng nước ấm hơn

Một nhóm các nhà khoa học tại trường Đại học Oslo và Đại học British Columbia (UBC) đã phát hiện ra rằng, quần thể cá hồi Đại Tây Dương có khả năng thích nghi tốt

Một nhóm các nhà khoa học tại trường Đại học Oslo và Đại học British Columbia (UBC) đã phát hiện ra rằng, quần thể cá hồi Đại Tây Dương có khả năng thích nghi tốt đến mức đáng ngạc nhiên với điều kiện nhiệt độ ấm hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.

Phát hiện về loài sinh vật Đại Tây Dương đã bổ sung thêm cho nghiên cứu được UBC hỗ trợ gần đây về khả năng chịu nhiệt của cá hồi Thái Bình Dương. 

Nghiên cứu mới này là một nghiên cứu hợp tác giữa các nhà nghiên cứu Na Uy và Canada, đã được công bố gần đây trên tạp chí Nature Communications. Được tài trợ bởi Hội đồng Nghiên cứu Na Uy, nghiên cứu này đã giải quyết được câu hỏi về biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố và sự phong phú của các loài cá hồi. 

Các tác giả của nghiên cứu từ UBC bao gồm: Katja Anttila – nghiên cứu sinh sau tiến sĩ hiện đang làm việc tại trường Đại học Turku ở Phần Lan, và Tony Farrell –  chuyên gia về nuôi trồng thủy sản bền vững. 

Các nhà khoa học đã nghiên cứu loài cá hồi hoang dã từ hai con sông của châu Âu. Họ so sánh quần thể cá nước lạnh từ sông Alta phía bắc Na Uy, nơi nhiệt độ nước không vượt quá 18 độ C trong 30 năm, với quần thể cá hồi nước ấm từ sông Dordogne của Pháp, nằm ở 3.000 km về phía nam, nơi nhiệt độ nước hàng năm thường xuyên vượt quá 20 độ C. 

Trứng của cả hai quần thể này đã được ương nuôi tại trường Đại học Oslo, tại đó, chúng đã được nuôi trong điều kiện nhiệt độ là 12 hoặc 20 độ C. Mặc dù môi trường tự nhiên khác biệt đáng kể, cả hai quần thể đều có khả năng sống tương tự nhau trong điều kiện nước ấm. 

Khi nuôi ở nhiệt độ 12 độ C, cá hồi từ cả hai quần thể đều biểu hiện rối loạn nhịp tim ở nhiệt độ 21-23 độ C, sau một nhịp tim tối đa là 150 nhịp/phút. Nhưng những con cá trưởng thành ở điều kiện 20 độ C lại biểu hiện rối loạn nhịp tim ở một mức nhiệt đáng ngạc nhiên là 27,5 độ C, sau khi nhịp tim đạt 200 nhịp/phút. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, việc tăng nhiệt độ thích nghi của cá lên 8 độ C đã làm tăng khả năng thích nghi của cá với mức nhiệt lên đến 6 độ C. 

"Kết quả này là đáng ngạc nhiên", Farrell nói. "Một con cá phải đối mặt với các mức nhiệt ấm áp không thoải mái có thể sẽ phải di chuyển hoặc thậm chí chết nếu điều kiện quá khắc nghiệt. Ở đây chúng tôi có bằng chứng cho thấy sự thích nghi với điều kiện ấm của một loài cá quan trọng trong nuôi trồng và thương mại."

M.T. (Theo Sciencedaily)
Nguồn Bộ NN&PTNT

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC