Nghiên cứu phương pháp mới để theo dõi cá ngừ mắt to ở Tây Bắc Đại Tây Dương

Nghiên cứu về chuyển động của cá ngừ mắt to ở phía tây bắc Đại Tây Dương do Molly Lutcavage - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển khơi (LPRC) tại

Nghiên cứu về chuyển động của cá ngừ mắt to ở phía tây bắc Đại Tây Dương do Molly Lutcavage - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển khơi (LPRC) tại trường Đại học Massachusetts Amherst dẫn đầu, đã phát hiện thấy rằng loài cá này bao trùm một phạm vi địa lý rộng, di chuyển Bắc – Nam từ bờ Georges sang dải đá ngầm Braxin, và thích đến khu vực ngoài khơi Cape Hatteras phía tây nam của Bermuda để tìm kiếm thức ăn.

Nghiên cứu do NOAA tài trợ này sử dụng một cách tiếp cận mới để nghiên cứu một trong những loài cá ngừ thương mại quan trọng nhất ở Đại Tây Dương sẽ cung cấp dữ liệu thủy sản độc lập sẵn có về các hoạt động của cá ngừ mắt to trong thời gian dài nhất tính đến nay. Dữ liệu sẽ giúp các nhà nghiên cứu mô tả rõ hơn đặc điểm về sử dụng môi trường sống và đánh giá nhu cầu cần giám sát thêm tại nhiều khu vực có tỉ lệ đánh bắt cao.

Kết quả của nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí trực tuyến Canadian Journal of Fisheries and Aquatic Science. 

Lutcavage - nhà hải dương học nghề cá cho biết: “Mặc dù cá ngừ mắt to Đại Tây Dương hiện đang được phân phối với giá cao cho các đội tàu đánh bắt thương mại của Mỹ và hiện đang được nghề cá giải trí tìm kiếm với tần suất cao, vẫn còn thiếu nghiên cứu cụ thể về loài này. Và trái ngược với khu vực Thái Bình Dương, nơi các chương trình về cá ngừ đã triển khai hơn 400.000 thẻ đánh dấu trong hơn 25 năm, khu vực Đại Tây Dương còn thiếu cơ sở hạ tầng nghề cá, điều này sẽ làm tăng tỉ lệ thu hồi các thẻ đánh dấu. Chúng tôi phải dựa vào các thẻ vệ tinh tự động không phụ thuộc vào hoạt động đánh bắt để đảm bảo có được thông tin phản hồi từ cá ngừ".

Hai nghiên cứu gắn thẻ điện tử trước đó của các nhà nghiên cứu khác đã cung cấp các dữ liệu theo dõi trong thời gian tương đối ngắn: 113 ngày hoặc ngắn hơn, và không cho phép phân tích chuyển động của cá hoặc hoạt động khai thác theo mùa cho một giả thuyết về thành phần trữ lượng thay thế, Lutcavage và các đồng nghiệp cho biết. Cá ngừ mắt to hiện đang được quản lý dưới hình thức là một nguồn trữ lượng riêng biệt ở khu vực Đại Tây Dương, bà giải thích, và sự phân tích rõ hơn về sử dụng môi trường sống và hành vi di trú của cá tiết lộ trong nghiên cứu này là bước đầu tiên quan trọng trong việc xác định liệu một phương pháp tiếp cận quản lý phức tạp hơn có thể được đảm bảo hay không. 

Lutcavage cùng với các đồng nghiệp LPRC của bà là Tim Lam và Tiến sĩ Ben Galuardi đã triển khai 21 thẻ lưu trữ hình vệ tinh tự động (PSAT) trên những con cá ngừ mắt to trưởng thành giữa năm 2008 và 2010 ở phía tây bắc Đại Tây Dương. Các thuyền trưởng đã đặt thẻ trên cá trong tình trạng tốt và thả trở lại biển. Các PSAT đã được lập trình để ghi lại độ sáng tương đối, nhiệt độ và áp suất (độ sâu) hai phút/lần trong 8 - 12 tháng.

Lutcavage, Lam và Galuardi đã có thể thu thập chuỗi dữ liệu theo thời gian với sự phân tích đầy đủ từ tổng cộng chín thẻ, cung cấp dữ liệu từ 1 - 292 ngày. Nhóm nghiên cứu cũng đã tải về các thông tin viễn thám và thông tin khí hậu từ NOAA để định rõ đặc điểm của các liên kết có thể giữa chuyển động, hành vi và các yếu tố môi trường của cá ngừ mắt to. 

Trong các biến số họ đã phân tích, cá ngừ mắt to sử dụng lớp tán xạ sâu để tìm kiếm thức ăn. Lớp tán xạ sâu của các sinh vật biển có thể tăng hoặc giảm liên quan đến hoạt động di cư dọc vào ban ngày. Các nhà nghiên cứu cũng xem xét ảnh hưởng của trăng tới độ sâu khi bơi, sự di chuyển ngang, cộng với hoạt động di chuyển theo chiều dọc và các yếu tố ảnh hưởng đến cá, chẳng hạn như nhiệt độ. 

Lam giải thích: “Cá ngừ mắt to lặn sâu, giống như hoạt động của chiếc đồng hồ, vào lúc hoàng hôn và bình minh, gây khó khăn cho việc sử dụng phương pháp định vị dựa trên ánh sáng để ước tính vị trí hàng ngày của chúng. Ở đây, chúng tôi giới thiệu một kỹ thuật định vị mới sử dụng nhiệt độ và sinh thái không gian của cá ngừ mắt to và chuyển động của chúng ở phía tây Đại Tây Dương. Nhưng có nhiều điều cần phải tìm hiểu thêm nữa”. 

Các tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của họ sẽ cung cấp thông tin cho nỗ lực gắn thẻ sắp tới của Ủy ban Quốc tế về Bảo tồn cá ngừ Đại Tây Dương và sẽ hỗ trợ các nhà khoa học ICCAT bởi họ đang lập kế hoạch nghiên cứu mới để tìm hiểu rõ hơn về quần thể này.

M.T. (Theo Sciencedaily)
Nguồn Bộ NN&PTNT

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC