Chủ động phòng trừ không để dịch bệnh lây lan

Được sự quan tâm chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương, sự đồng thuận của bà con nông dân, công tác thú y Hà Nội trong 6 tháng đầu năm có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần hỗ trợ chăn nuôi phát triển.

Được sự quan tâm chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương, sự đồng thuận của bà con nông dân, công tác thú y Hà Nội trong 6 tháng đầu năm có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần hỗ trợ chăn nuôi phát triển.

http://image.nongnghiep.vn/upload/2017/7/9/09-44-22_1-1.jpg
Hà Nội là một trong những khu vực có số lượng đàn GSGC lớn trong nhóm đầu cả nước

Hà Nội có tổng đàn gia súc gia cầm lớn thuộc nhóm đầu trong cả nước nên công tác kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh chăn nuôi gặp không ít khó khăn. Thêm vào đó là những biến động về giá cả các sản phẩm ngành chăn nuôi liên tục diễn biến theo chiều hướng cực đoan gây phát sinh nhiều hệ luỵ. Đơn cử vệc vừa qua giá lợn xuống thấp đã khiến người chăn nuôi lơ là, bỏ mặc không chú ý nuôi dưỡng và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh khiến nguy cơ dịch bệnh bùng phát tăng cao. Việc đổ bỏ bừa bãi các sản phẩm không tiêu thụ được đã làm phát sinh thêm nhiều ổ bệnh.

Những quy định mới của Luật Thú y thay đổi so với trước đây nên việc áp dụng triển khai các hoạt động chuyên môn gặp nhiều khó khăn (ví dụ không thực hiện kiểm dịch nội tỉnh, cấp giấy chứng nhận ATTP, cấp mã số vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ...). Lĩnh vực an toàn thực phẩm được cả xã hội quan tâm nhưng tới nay vẫn thiếu chính sách hỗ trợ và chưa được đầu tư đúng mức.

Tuy nhiên, được sự hướng dẫn sát sao về chuyên môn của ngành dọc cấp trên, sự chỉ đạo và hỗ trợ kinh phí hoạt động từ UBND TP, Sở NN-PTNT Hà Nội và chính quyền địa phương, 6 tháng đầu năm 2017 Chi cục Thú y Hà Nội đã đạt được nhiều thành quả. Những điểm nhấn đáng được ghi nhận là công tác tham mưu, phòng chống dịch bệnh, quản lý thức ăn chăn nuôi và an toàn thực phẩm.

Chi cục Thú y Hà Nội luôn chủ động, tham mưu hiệu quả và kịp thời cho Sở NN-PTNT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thú y trên địa bàn. Đồng thời chủ động đề xuất các giải pháp liên quan đến cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyễn khích phát triển về chăn nuôi, thú y... và tổ chức thực hiện, cụ thể hoá các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn từ cấp trên.

http://image.nongnghiep.vn/upload/2017/7/9/09-44-22_1-2.jpg
Ông Nguyễn Huy Đăng - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Đối với công tác phòng chống dịch bệnh, từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố xuất hiện một số ổ dịch truyền nhiễm, đã được phát hiện kịp thời và khoanh vùng không để lây lan diện rộng. Thống kê 6 tháng đầu năm cho thấy đàn trâu bò, lợn và gia cầm có tỉ lệ ốm chết thấp, tỷ lệ chữa khỏi bệnh khá cao (từ 93,6 - 99%). Công tác tiêm phòng luôn được triển khai đúng kế hoạch và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Theo đó, Chi cục đã tổ chức hiệu quả tiêm phòng đợt I/2017 và tiêm phòng bổ sung cho đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng hoặc hết miễn dịch. Kết quả, tỷ lệ tiêm phòng đều đạt và vượt kế hoạch được giao: Vacxin cúm gia cầm đạt 103% kế hoạch, LMLM tuyp O đạt 97,3%, LMLM O - A đạt 98,7%.

Về quản lý thức ăn chăn nuôi và an toàn thực phẩm, trong 6 tháng đầu năm Chi cục đã diến hành lấy 537 mẫu nước tiểu tại các cơ sở giết mổ động vật, áp dụng phương pháp kiểm tra nhanh phát hiện chất cấm Salbutamol. Kết quả 100% mẫu đều âm tính với chất Salbutamol. 100% các mẫu thịt (lợn, gà) tại 16 cơ sở giết mổ được lựa chọn bất kì trên địa bàn thành phố cũng đều âm tính với Salbutamol và Clenbuterol. Các mẫu phân tích E.coli đều nằm trong giới hạn cho phép.

Ông Nguyễn Huy Đăng, PGĐ Sở NN-PTNT Hà Nội cho biết, hiện có một bộ phận cán bộ các phòng ban và tại các trạm của Chi cục chưa thực sự năng động. Chi cục cần tăng cường phối hợp với các cơ quan công an, quản lý thị trường và y tế đẩy mạnh hơn nữa trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm. Hoạt động kiểm tra các cơ sở giết mổ, thuốc thú y, TĂCN... phải diễn ra liên lục và thường xuyên theo sự chỉ đạo của Chủ tịch thành phố. Quản lý chặt chẽ kinh phí được cấp để đảm bảo chế độ cho cán bộ, công chức viên chức trong cơ quan.

“Việc lãng phí thất thoát kinh phí trong thời gian qua vẫn còn tồn tại. Tại một số trạm thú y, máy móc và vật tư mặc dù được cấp mới liên tục nhưng đến khi cần sử dụng thì lại phải thuê ngoài. Tới đây, bất kỳ trạm nào có hoạt động thuê máy móc, vật tư từ bên ngoài để sử dụng sẽ lập tức bị kiểm tra. Đây là hoạt động nhằm giảm thiểu chi phí không cần thiết và đảm bảo quyền lợi chung cho tập thể cán bộ, nhân viên toàn Chi cục”, ông Đăng nhấn mạnh.

Theo báo Nông Nghiệp

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC