Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt ở Tây Nguyên
Viện Khoa học Kỹ thuật nông- lâm nghiệp Tây Nguyên đã nghiên cứu, chuyển giao các công nghệ mới về nuôi bò thịt để đạt năng suất, chất lượng thịt cao đáp ứng tốt yêu cầu thị trường góp phần tăng thêm thu nhập cho các nông hộ chăn nuôi ở các tỉnh Tây Nguyên.
Sau khi nghiên cứu, Viện đã chuyển giao cho các hộ chăn nuôi bò quy trình lai tạo bò thịt chất lượng cao từ bò ngoại nhập với bò lai Sind , quy trình lai tạo bò lai Zêbu... Đặc biệt, Viện đã chuyển giao, hướng dẫn cụ thể quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo từ việc lai tạo giữa các giống bò đực hướng thịt nhập ngoại như giống Brahman, Limousine, Drougt Master với bò cái lai Sind tại Đắk Lắk, Lâm Đồng... Các con lai mới 20 tháng tuổi đã đạt trọng lượng 296 đến 330 kg/con, cao hơn hẳn bò lai Sind từ 56 đến 90 kg/con, tỷ lệ thịt xẻ cũng cao hơn 11% so với bò lai Sind.
Bên cạnh đó, Viện đã khảo sát, xây dựng, chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng, thâm canh, sử dụng tập đoàn các giống cây thức ăn gia súc, trong đó có 8 giống cỏ như VA06, cỏ voi, Ghi nê…phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở Tây Nguyên cho năng suất cao.
Viện cũng đã nghiên cứu, chuyển giao cho các nông hộ chăn nuôi trâu bò ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến thức ăn cho bò bằng biện pháp ủ chua, ủ urê đối với cỏ và một số phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân, áo ngô sau thu hoạch, vỏ ca cao, vỏ xơ mít. Với các biện pháp này, thức ăn cho bò sau khi chế biến được bảo quản từ 3 tháng đến 1 năm, chất lượng thức ăn được đảm bảo, bò sử dụng thức ăn này nhanh tăng trọng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mặt khác, Viện cũng phổ biến quy trình vỗ béo bò thịt cho các đối tượng khác nhau như vỗ béo bò loại thải trước khi giết thịt, bò gầy, bò già…, thời gian vỗ béo chỉ từ 45 đến 60 ngày theo chế độ nuôi nhốt, sử dụng các khẩu phần ăn cơ bản là cỏ xanh, thức ăn tinh bao gồm bột ngô, bột sắn, cám, và thức ăn ủ chua từ phụ phẩm nông nghiệp, có mức tăng trọng nhanh từ 633 đến 839 g/con/ ngày, lợi nhuận thu được từ 412.000 đến 557.000 đồng/con/tháng….
Ngoài ra, Viện cũng phổ biến đến các nông hộ thực hiện nghiêm túc vệ sinh trong chăn nuôi bò, tiêm phòng định kỳ, điều trị kịp thời các bệnh của đàn bò, phòng trừ nội, ngoại ký sinh trùng, nhất là bệnh ký sinh trùng đường máu, lở mồm long móng, xây dựng vùng, liên vùng an toàn dịch bệnh…
Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên có trên 662.754 con bò, trong đó tỉnh Gia Lai là địa phương có đàn bò nhiều nhất, chiếm trên 50% trong tổng đàn bò. Trong thời gian qua, tỷ lệ đàn bò lai của các tỉnh Tây Nguyên chưa nhiều, hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi bò vẫn còn thấp/.
nguồn Bộ NN&PTNT
Thông Tin Khác
Trong và Ngoài Nước
Chuỗi hội thảo tập huấn thủy sản tại Kiên Giang: NAVETCO đồng hành cùng người nuôi vượt khó
3009-2024
Gợi Ý Sản Phẩm
NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)
Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)