Cúm gia cầm tiếp tục hoành hành tại nhiều nước châu Á

Ngày 5/2, chính quyền tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc thông báo thêm một trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H7N9 ở người, nâng tổng số ca nhiễm virus này từ đầu năm đến nay ở tỉnh này lên 20 người, trong đó có 5 ca đã tử vong.

Ngày 5/2, chính quyền tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc thông báo thêm một trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H7N9 ở người, nâng tổng số ca nhiễm virus này từ đầu năm đến nay ở tỉnh này lên 20 người, trong đó có 5 ca đã tử vong.

http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/pcfo/2017_02_05/ttxvn_0502_cum_gia_cam.jpeg
Tiêu hủy gia cầm nhiễm bệnh tại một trang trại ở Yamagata, Nhật Bản. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)

Theo Trung tâm phòng và kiểm soát dịch bệnh tỉnh Hồ Nam, bệnh nhân nữ 69 tuổi, sống ở thủ phủ Trường Sa của tỉnh Hồ Nam đã bị chẩn đoán nhiễm virus trên. Người này đã tiếp xúc với gia cầm trước khi phát bệnh và rơi vào vào tình trạng nguy kịch.

Đây là ca nhiễm virus H7N9 thứ hai tại thành phố Trường Sa.

Trước đó, Ủy ban y tế và kế hoạch hóa gia đình tỉnh Hồ Nam ngày 4/2 cho biết một bệnh nhân nam cũng sống ở thành phố này bị chẩn đoán nhiễm virus. Bệnh nhân phát bệnh và rơi vào vào tình trạng nguy kịch sau khi tiếp xúc với gia cầm. Do đó, nhà chức trách khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc trực tiếp với gia cầm và đeo khẩu trang khi xuất hiện những triệu chứng như đau đầu, sốt, ho và tức ngực.

Virus H7N9 là chủng virus cúm gia cầm dễ bùng phát nhất vào mùa Đông và Xuân. Ca nhiễm virus H7N9 đầu tiên ở người tại Trung Quốc được phát hiện vào tháng 3/2013, thời điểm bùng phát đợt dịch làm 36 người tử vong và gây thiệt hại lên tới 6,5 tỷ USD cho ngành nông nghiệp.

Các ca nhiễm cúm gia cầm tại Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về nguy cơ lây lan dịch trong bối cảnh các quốc gia châu Á khác đang nỗ lực kiểm soát dịch cúm ở gia cầm.

Tối 4/2, chính quyền địa phương ở Nhật Bản đã bắt đầu tiêu hủy 69.000 con gà tại khu vực phía Tây Nam nước này sau khi phát hiện khoảng 40 con gà chết tại một trang trại gia cầm ở thị trấn Kohoku thuộc tỉnh Saga bị nhiễm một chủng cúm gia cầm nguy hiểm.

Kể từ tháng 11/2016, cúm gia cầm đã hoành hành tại các trại gia cầm ở nhiều tỉnh của Nhật Bản, trong đó có tỉnh cực Bắc Hokkaido và tỉnh Tây Nam Miyazaki. Riêng tại tỉnh Saga, khoảng 73.000 con gà đã bị tiêu hủy trong tháng 1/2015 sau khi nhà chức trách xác nhận bùng phát dịch cúm gia cầm.

Campuchia cũng vừa thông báo một đợt bùng phát virus cúm gia cầm H5N1 ở miền Đông Nam nước này. Tuyên bố của Bộ Nông nghiệp Campuchia đăng trên trang web của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) ngày 31/1 cho biết virus H5N1 được tìm thấy trong đàn gà nuôi tại vùng Svay Rieng tuần trước đó. Đã có 68 con gia cầm chết và 322 con bị tiêu hủy.

Theo Vietnam+

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC