Dân lao đao vì gia súc dịch lở mồm long móng

Chỉ trong thời gian rất ngắn, 3 huyện tại tỉnh Đắc Lắc đã phát hiện tới 315 con trâu, bò mắc bệnh lở mồm long móng. Điều đáng nói, dịch bệnh này vẫn đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát.

Chỉ trong thời gian rất ngắn, 3 huyện tại tỉnh Đắc Lắc đã phát hiện tới 315 con trâu, bò mắc bệnh lở mồm long móng. Điều đáng nói, dịch bệnh này vẫn đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát.

Ông Nguyễn Khắc Chuyên, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắc Lắc cho biết, toàn tỉnh đã có 315 con trâu, bò mắc bệnh lở mồm long móng, chủ yếu do virus type A và O. Dịch bệnh tập trung tại 3 huyện Krông Bông, Ea Súp và Buôn Đôn. Trong đó, từ ngày 19-10 đến nay, toàn huyện Buôn Đôn có tới 170 con trâu, bò bị mắc bệnh.

http://cadn.com.vn/data_news/Image/2016/th11/ng1/492.jpg
Chị Hrui Niê lo lắng trước tình trạng dịch bệnh tấn công đàn bò.

Tình trạng dịch bệnh ngày càng lây lan nhanh khiến cho nhiều hộ dân rơi vào cảnh lao đao. Gia đình ông Y Khơh Aroh (1952, trú buôn Tul A, xã Ea Wer) có tới 11 con trong tổng cộng 19 con bò bị mắc bệnh lở mồm long móng. Điều khiến gia đình ông Y Khơh lo lắng hơn cả là cho đến thời điểm hiện nay chính quyền vẫn không cung cấp kịp thời thuốc để điều trị và tiêm phòng cho những con bò chưa mắc bệnh. Với hy vọng cứu đàn bò của gia đình thoát khỏi dịch bệnh, gia đình ông Y Khơh chạy khắp nơi để mua thuốc về nhờ người tiêm cho đàn gia súc của mình. Thế nhưng, lượng thuốc mà ông mua được vẫn không đáp ứng đủ cho đàn bò đang đau đớn, suy yếu từng ngày.

Cùng cảnh ngộ, nhiều năm nay, kinh tế gia đình ông Ây Chem (buôn Tul A, xã Ea Wer) phụ thuộc vào 18 con trâu, bò. Thế nhưng, những ngày này, vợ chồng ông mất ăn, mất ngủ vì toàn bộ số trâu, bò của gia đình đều bị mắc bệnh lở mồm long móng. Nhìn đàn gia súc của mình đau đớn và dần kiệt quệ, vợ chồng ông như người mất hồn và tìm đến tất cả những cơ sở thú y để mong mua được thuốc về điều trị. Tương tự, 487 hộ dân tại xã Ea Wer đang đánh vật với đàn gia súc bị mắc bệnh do thiếu thuốc điều trị, tiêm phòng. Điều đáng nói, tại thời điểm P.V ghi nhận (ngày 27-10), vẫn có không ít hộ dân ở vùng dịch này thả gia súc đi ăn tự do ngoài môi trường.

Theo thông tin từ ông Nguyễn Văn Tám, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Wer, ngay sau khi phát hiện dịch bệnh, chính quyền địa phương đã cử lực lượng xuống kiểm tra, chủ động thành lập ban phòng chống dịch. Không chỉ vậy, lực lượng cán bộ thú y của xã được giao nhiệm vụ hướng dẫn cho người dân chăm sóc đàn gia súc bị bệnh, không được thả tự do. Thế nhưng, chỉ trong vòng 8 ngày, toàn bộ xã có tới 170 con trâu, bò bị nhiễm bệnh. Đáng nói, đến thời điểm hiện tại dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.

http://cadn.com.vn/data_news/Image/2016/th11/ng1/49.jpg
Đàn gia súc của gia đình ông Ây Chem đang dần kiệt quệ vì dịch bệnh.

Bà Nguyễn Thị Bình, Trưởng phòng Dịch tễ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắc Lắc cho hay: "Trước đây, trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc chỉ ghi nhận virus type O. Thế nhưng, gần đây lại xuất hiện loại virus type A gây ra dịch lở mồm long móng. Xảy ra dịch bệnh nói trên một phần là do có sự thay đổi về chính sách cấp vaccine trong năm 2016. Đáng lẽ, cho đến thời điểm này thì toàn tỉnh phải tiêm phòng được 2 đợt dịch lở mồm long móng. Thế nhưng, do chưa được cung ứng vaccine kịp thời nên từ đầu năm đến nay, tỉnh Đắc Lắc chưa tiêm phòng được đợt nào. Trong khi, đàn gia súc ở các huyện nói trên đã tiêm phòng lâu và không còn kháng thể để chống lại dịch bệnh. Bên cạnh đó, điều kiện về môi trường cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho mầm bệnh tấn công đàn gia súc".

Trước tình hình dịch bệnh lở mồm long móng diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát, Sở NN&PTNT tỉnh Đắc Lắc đã mượn 30 ngàn liều vaccine lở mồm long móng của Cty NAVETCO và phân bổ cho 3 huyện có dịch để điều trị cho gia súc. Đồng thời, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắc Lắc đã phối hợp với các cơ quan ban ngành tại các địa phương tăng cường công tác xử lý, phòng chống dịch bệnh một cách quyết liệt. Theo đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắc Lắc đã hướng dẫn một số huyện công bố dịch, điều tra ổ dịch, lấy mẫu xét nghiệm.

Cũng theo bà Bình, hiện nay, Chi cục đã tham mưu cho Sở NN&PTNT trình UBND tỉnh đề nghị công bố dịch lở mồm long móng ở gia súc trên địa bàn tỉnh và thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch theo quy định hiện hành. Đồng thời, đề nghị sở nhanh chóng mua vaccine lở mồm long móng triển khai tiêm phòng chống dịch cũng như tiêm phòng cho toàn bộ đàn gia súc của tỉnh. Bên cạnh đó, định hướng cho người dân về cách phòng chống và xử lý dịch bệnh cho gia súc. Thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng ổ dịch.

Nguồn tin tại Cadn.com.vn

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC