Dịch cúm gia cầm có nguy cơ tái bùng phát

Ngày 6/5, Cục Thú y cho biết từ đầu năm đến nay, các ổ dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 90 xã, huyện, thị xã thuộc 33 tỉnh, thành phố. Trong hơn 200.000 con gia cầm mắc bệnh, một nửa đã chết.

Ngày 6/5, Cục Thú y cho biết từ đầu năm đến nay, các ổ dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 90 xã, huyện, thị xã thuộc 33 tỉnh, thành phố. Trong hơn 200.000 con gia cầm mắc bệnh, một nửa đã chết.

Theo Cục trưởng Thú y Phạm Văn Đông, so với 6 tháng đầu năm ngoái, diện dịch và mức độ dịch tăng nhiều. Số xã có dịch tăng hơn 4,6 lần và số gia cầm buộc phải tiêu hủy tăng 3,4 lần. Các ổ dịch xuất hiện rải rác khắp các tỉnh, thành, nhưng có xu hướng tập trung nhiều hơn tại các tỉnh Tây Nam bộ, Đông Nam Bộ và Nam Trung bộ, chủ yếu xảy ra trên vịt và gà. Một số hộ nuôi chim cút cũng bị lây bệnh.

Dù đến nay dịch bệnh đã được khống chế nhưng người đứng đầu Cục Thú y cảnh báo trong những tháng cuối năm dịch vẫn có thể tái bùng phát rải rác tại một số địa bàn có nguy cơ cao, nhất là nơi có ổ dịch cũ. Vì vậy các địa phương không được lơ là, chủ quan.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám yêu cầu các địa phương tiếp tục thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc việc phòng chống dịch bệnh tại các tuyến cơ sở. Các địa phương thực hiện các biện pháp đồng bộ phòng chống dịch khác như tuân thủ quy định về con giống; thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng gia cầm...

Dịch cúm gia cầm bùng phát được cho là do thời tiết bất lợi và diễn biến bất thường như băng giá ở các tỉnh phía Bắc, hay thời tiết lạnh bất thường ở các tỉnh phía Nam, làm giảm sức đề kháng của đàn gia cầm. Bên cạnh đó các hoạt động vận chuyển giết mổ gia cầm và di chuyển của người dân gia tăng trong dịp Tết và lễ hội nên cũng là tác nhân dẫn đến dịch bùng phát.

Ngoài ra, còn có nguyên nhân từ hệ thống mạng lưới thú y cơ sở tại một số tỉnh còn nhiều bất cập như không có thú y cơ sở, cán bộ không có chuyên môn do xã tự tuyển chọn.

Theo báo cáo của Cục Thú y, trong 3 tháng đầu năm xuất hiện 48 ổ dịch lở mồm long móng tại 10 tỉnh, khiến trên 2.000 con gia súc mắc bệnh. Tính đến 6/5, cả nước còn ba tỉnh là Hà Tĩnh, Yên Bái và Kon Tum có dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày. Ngoài ra, một số dịch bệnh khác trên gia súc như bệnh dại, tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn... cũng xuất hiện rải rác ở nhiều địa phương.
 
Tình hình dịch bệnh trên thủy sản những tháng đầu năm cũng diễn biến khá phức tạp, riêng dịch bệnh hoại tử gan trên tôm đã xảy ra ở 8 tỉnh, thành phố, khiến gần 1.700 ha tôm nuôi bị bệnh; cao gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
 
 
Theo VNExpress

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC