Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát mạnh

QUẢNG NAM Nhiều hộ chăn nuôi heo ở Quảng Nam lâm vào cảnh lao đao khi thời gian qua, bệnh dịch tả lợn Châu Phi bùng phát mạnh trở lại.

QUẢNG NAM Nhiều hộ chăn nuôi heo ở Quảng Nam lâm vào cảnh lao đao khi thời gian qua, bệnh dịch tả lợn Châu Phi bùng phát mạnh trở lại.

Sau 1 thời gian lắng dịch, người dân nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Nam đầu tư tái đàn heo. Thế nhưng, khoảng 1 tháng trở lại đây, dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) bất ngờ bùng phát trở lại. Chỉ trong một thời gian ngắn, dịch bệnh đã lây lan ra nhiều huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh khiến heo chết hàng loạt, người dân điêu đứng.

 

 


Toàn bộ 28 con heo gồm heo nái, heo thịt và heo con của bà Đặng Thị Mận (trú thôn Tích Phú, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) bị tiêu hủy do mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: L.K.

Những ngày qua, chị Trương Thị Hồng Nhung (SN 1990, trú thôn Phú Mỹ, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) vô cùng xót xa khi toàn bộ đàn heo 100 con của gia đình mắc bệnh DTLCP, phải tiêu hủy toàn bộ. Theo chị Nhung, khoảng cuối tháng 9 vừa qua, thấy nhiều con heo trong chuồng có dấu hiệu bỏ ăn, sau đó chết hàng loạt nên chị đã báo cho chính quyền địa phương.

Qua kiểm tra, đơn vị chức năng xác định đàn heo của chị Nhung đã bị DTLCP, sau đó tiến hành tiêu hủy để tránh dịch lây lan. Gia đình chị Nhung đã tích cóp rồi vay mượn toàn bộ được 600 triệu đồng để đầu tư xây dựng chuồng trại và mua heo giống về nuôi. Đến thời điểm trước khi có dịch, 50 con lứa đầu tiên đã nuôi được 3 tháng, đạt trọng lượng từ 45 - 50kg/con.

"50 con lứa sau nuôi 2 tháng, mỗi con nặng khoảng 25 – 30 kg. Chưa kịp vui mừng vì heo sắp xuất chuồng, thu được ít tiền trả nợ dần thì heo bất ngờ mắc bệnh. Dịch lây lan nhanh quá, không có cách nào để xử lý. Với việc tiêu hủy toàn bộ đàn heo như thế nhà tôi thiệt hại khoảng 300 triệu đồng”, chị Nhung buồn bã nói.

Tương tự, 2 tuần trước, 28 con heo gồm heo nái, heo thịt và heo con của gia đình bà Đặng Thị Mận (SN 1971, trú thôn Tích Phú, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc) cũng mắc bệnh DTLCP phải tiêu hủy. Theo bà Mận, đây là số heo mà bà vừa mới tái đàn lại khi đợt dịch trước cũng làm cho gia đình mất 70 con heo các loại.

“Bao nhiêu vốn liếng đánh liều vào đợt tái đàn này, bây giờ coi như mất sạch. Tiền thức ăn cho heo vẫn đang phải nợ đại lý, dự tính khoảng 2 tuần nữa xuất bán để trả. Dư thêm 1 ít thì sửa chữa lại căn nhà, có chi phí sinh hoạt nhưng giờ chẳng còn lại gì. Bây giờ chỉ mong Nhà nước có chính sách hỗ trợ để gia đình vượt qua khó khăn”, bà Mận nghẹn ngào nói.

 

 


Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam tiến hành tiêu hủy heo bị mắc bệnh. Ảnh: L.K.

Ông Lê Văn Thanh, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Đại Lộc cho biết, DTLCP bắt đầu bùng phát rộng trên địa bàn huyện vào ngày 21/9. Thống kê đến thời điểm này, có 90 thôn với 1.360 hộ nuôi có heo mắc bệnh DTLCP.

Địa phương đã tiến hành tiêu hủy hơn 367 tấn lợn các loại. Nhiều xã dịch bệnh rất nghiêm trọng như Đại Tân đã tiêu hủy 64 tấn, xã Đại Chánh tiêu hủy 55 tấn, xã Đại Thắng tiêu hủy 41 tấn, xã Đại Phong 35 tấn…

Còn ông Trần Việt Phương, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Đại Lộc cho hay, sau khi DTLCP bùng phát, Phòng đã khẩn trương phối hợp với các đơn vị chức năng, địa phương triển khai nhiều biện pháp khống chế, không để dịch lây lan.

Tuy nhiên, do người dân địa phương chăn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ, tự phát, không đảm bảo kỹ thuật chăn nuôi, đồng thời việc giết mổ lợn tại nhà không được kiểm soát chặt dẫn đến dịch bệnh lây lan mạnh.

“Hiện tại, Phòng đang phối hợp với các địa phương tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là tại các khu vực có nguy cơ cao; đồng thời tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán lợn nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan”, ông Phương cho biết.

Bà Hoàng Thị Kim Yến, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Nam cho biết, đến thời điểm hiện tại, Quảng Nam có các huyện Quế Sơn, Thăng Bình, Hiệp Đức, Đại Lộc, Duy Xuyên, Phú Ninh, Bắc Trà My, Phước Sơn; Thị xã Điện Bàn và TP Tam Kỳ đang phát sinh DTLCP và chưa qua 21 ngày.

"Dịch bệnh bùng phát mạnh tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Các hộ nuôi chưa đảm bảo được an toàn dịch bệnh chuồng trại, Bên cạnh đó, thời tiết ẩm ướt dẫn đến mần bệnh còn sót lại có cơ hội bùng phát.

Ngoài ra, các hộ chăn nuôi tự phát, chưa đảm bảo quy trình an toàn sinh học, chưa đảm bảo đúng kỹ thuật và đặc biệt là việc lấy thức ăn phụ phẩm từ các nhà hàng, quán ăn có mầm bệnh khiến tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn”, bà Yến nói.

Theo báo Nông Nghiệp

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC