Gia tăng bệnh nhân bị dại, tử vong vì tin thầy lang

Tại BV Nhiệt đới trung ương, đã có 5 bệnh nhân bị cho dại cắn nhưng không đi tiêm ngừa nên lên cơn dại. Các bác sĩ cũng bất lực vì không cứu nổi bệnh nhân.

Tử vong vì bị chó dại cắn không tiêm phòng

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa cấp cứu BV Nhiệt đới Trung ương cho biết, từ đầu mùa hè đến nay, khoa cấp cứu đã tiếp nhận nhiều trường hợp lên cơn dại sau khi bị chó cắn, không đi tiêm phòng dại mà chữa theo đông y dẫn đến tử vong.

Bệnh nhi N.H.H - 12 tuổi, ở Kiến Xương, Thái Bình. Hơn một tháng trước cháu bị chó cắn vào bắp chân. Gia đình đã không đưa con đi tiêm phòng dại. Bố mẹ cháu bé đưa con đến nhà một thầy lang để chữa. Thầy phán vết cắn không phải của chó dại mà chỉ là con chó bình thường. Nghe theo lời thầy lang, gia đình không đi tiêm hay quên đi vết cắn. Con chó bị bán đi để ngừa cắn người. 

Kết quả, 20 ngày sau cháu H. có biểu hiện kích động, sợ gió, sợ nước và mất ngủ. Gia đình đưa vào Bệnh viện Nhi Thái Bình khám, bệnh viện này xác định cháu bị dại và chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương ngày 17/5 nhưng sau một ngày nằm viện thì bệnh nhi tử vong. 

Bác sĩ Cấp cho biết khi nhập viện, cháu H. có biệu hiện vật vã, sùi bọt mép. Chỉ một ngày sau, cháu đã tử vong. Khi cơn dại đã lên, gia đình tức tốc đưa đi bệnh viện thì đã quá muộn. 

Theo thạc sĩ Cấp, tâm lý sau khi bị chó mèo cắn người dân còn đi chữa thầy lang rất nhiều thay cho việc đi tiêm phòng. Nhiều người bị chó cắn còn chờ theo dõi chó có chết hay không hoặc chữa mẹo. Điều này rất nguy hiểm vì đến nay chưa có biện pháp nào chữa khỏi dại nhờ mẹo, đông y kể cả tây y cũng bó tay khi cơn dại phát.

Tháng trước, bệnh nhân N.X.K 32 tuổi ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội cũng tử vong sau khi lên cơn dại. Bệnh nhân này cũng  tin lời “thầy lang” phán không phải do chó dại cắn. 

Trường hợp của ông Đ.V.C., 44 tuổi, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên cũng tương tự. Ông C. bị chó dại cắn ngày 20/3/2014, Được biết, tại thời điểm ông C. bị chó dại cắn có nhiều người chứng kiến và ông là người thứ 5 bị con chó này cắn. Nhận được tin, Trung tâm Y tế huyện đã phối hợp cùng chính quyền địa phương đến nhà yêu cầu, vận động ông đi tiêm phòng dại. Tuy ông C. đã đồng ý và ký vào biên bản cam kết sẽ đi tiêm phòng, song ông không đi tiêm, ông đi bốc thuốc nam về uống. Hậu quả là ông đã tử vong sau đó do lên cơn dại.

Bị chó, mèo cắn cần tiêm phòng ngay

Bác sĩ khuyến cáo thông thường số bệnh nhân dại nhập viện tăng vào hè. Vì thế người dân cần cảnh giác, đặc biệt đưa chó mèo nuôi trong nhà đi tiêm. Cần lưu ý không chỉ người bị chó dại cắn mà làm thịt chó dại cũng có nguy cơ mắc dại. Virus dại xâm nhập vào cơ thể qua vết thương.

Bệnh dại không phát ngay, nhưng có thể mắc bệnh chỉ với vết trầy xước nhỏ nên người dân không để ý, đến lúc phát bệnh thì đã quá muộn. Thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 30 đến 90 ngày. Vết thương càng nặng thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Có trường hợp thời gian ủ bệnh kéo dài hơn một năm. Thời kỳ phát bệnh thường 2-4 ngày.

Ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết bệnh dại ở Việt Nam chủ yếu nguồn bệnh do chó và mèo.

Theo thống kê của Viện vệ sinh dịch tễ trung ương hàng năm có tới 650.000 người bị súc vật (chủ yếu là chó nghi dại) cắn phải đi tiêm vắc xin. Số người tử vong vì bệnh dại từ mức 400-500 người trước năm 1995, nay còn 50-60 trường hợp, riêng năm ngoái có gần 90 người tử vong do dại. 

Đó cũng là kết quả của công tác tiêm phòng vắc xin và huyết thanh kháng dại, với tổn phí lên đến khoảng 70 tỷ đồng, chưa kể ảnh hưởng lớn về sức khỏe và ngày công lao động. 

Ngoài ra, Bộ Y tế còn phải chi mỗi năm 250 triệu đồng cho Chương trình Phòng chống bệnh dại quốc gia và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn chi hàng chục tỷ đồng để tiêm vắc xin cho đàn chó nuôi.

Tuy kết quả phòng chống bệnh dại đã đạt kết quả khá khả quan, ông Phu lo ngại rằng người Việt Nam có tập quán nuôi chó thả rông và ăn thịt chó, việc giảm số chó nuôi và giảm nguy cơ bệnh dịch khó có thể thực hiện được trong vài ba năm tới. Mặt khác, dù chó đã được tiêm vắc xin, nhưng khi cắn người vẫn không thể khẳng định là vô hại và người bị chó cắn vẫn phải đi tiêm.

Vắc xin tiêm phòng dại và huyết thanh dịch vụ ở các cơ sở tiêm chủng theo dịch vụ  hiện nay có giá từ 380 đến 400 nghìn đồng/mũi. Người bị chó, mèo cắn bắt buộc phải tiêm đủ 5 mũi trong vòng 28 ngày. Ở các địa phương, một lần tiêm phòng dại có gí khoảng 600 đến 700 nghìn đồng. Điều này khiến nhiều người là nông dân không có tiền đi tiêm nên họ chủ quan không tiêm phòng.

theo infonet

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC