Hàng chục loại phí thú y đè nặng lên người chăn nuôi

Hiện 1 con lợn gánh hơn 50 loại phí và lệ phí là một thực tế đã kéo dài nhiều năm nay dù mới đây, Bộ Tài chính đã xóa bỏ và sửa đổi 14 loại phí thú y bất hợp lý.

Hiện 1 con lợn gánh hơn 50 loại phí và lệ phí là một thực tế đã kéo dài nhiều năm nay dù mới đây, Bộ Tài chính đã xóa bỏ và sửa đổi 14 loại phí thú y bất hợp lý.

Theo phản ánh của người chăn nuôi, hiện tại vẫn còn những loại phí không cần thiết, vẫn còn phí chồng phí. Đây tiếp tục là gánh nặng đè lên các hộ chăn nuôi trong nước, khi đang có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với hàng ngoại nhập.

Lợn giống nhập khẩu phải bấm tai, lợn nuôi trong chuồng cũng phải bấm tai và lợn chuyển vùng lại phải bấm tai thêm lẫn nữa. Phí cho một lần bấm tai là hết 6.500 đồng. Theo người chăn nuôi, phí vẫn phải chi, tai lợn bị rách nhưng đáng nói là hiệu quả của việc bấm tai lợn để kiểm soát lại không đạt.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, xe chở lợn đã được cơ quan thú y niêm phong suốt quá trình vận chuyển nên việc bấm tai đánh số để phòng đánh tráo là không cần thiết. Dù Hiệp hội đã nhiều lần kiến nghị cơ quan chức năng bỏ hẳn loại phí này song vẫn chưa được chấp thuận.

https://vtv1.vcmedia.vn/k:2015/phi-thu-y-2-1442804225574/hang-chuc-loai-phi-thu-y-de-nang-len-nguoi-chan-nuoi.jpg

Ngoài ra, có loại phí cần thiết nhưng được thu đi thu lại nhiều lần. Đáng chú ý là phí kiểm dịch. Ước tính, phí kiểm dịch được thu tới 4 lần trong cả 4 khâu của chăn nuôi lợn, từ khâu nhập giống, bán giống, xuất chuồng đến khâu ra lò giết mổ. Người dân không thể lý giải nổi tại sao một loại phí mà phải thu nhiều lần, thu chồng lên nhau đến thế.

Không chỉ "phí chồng phí", nhiều nông dân còn kêu về thực trạng "bội thực phí" khi ngoài phí kiểm dịch, khâu nào của quy trình chăn nuôi cũng đang phải gánh nhiều loại phí, lệ phí khác nhau. Và khi đến tay người tiêu dùng, một con lợn đang phải gánh đến hàng chục loại phí và lệ phí lớn nhỏ trong nhiều năm nay.

Trước những bức xúc của ngành chăn nuôi, Bộ Tài chính đã vừa bãi bỏ và sửa đổi 14 loại phí thú y, kiểm dịch. Đây là một sự chia sẻ của Nhà nước với người chăn nuôi. Tuy nhiên, trước phản ánh từ thực tế, người chăn nuôi vẫn kỳ vọng các cơ quan chức năng tiếp tục rà soát để cắt giảm thêm nữa nhiều chi phí bất hợp lý, chồng chéo. Có như vậy, gia súc nội mới có thể có cơ sở cạnh tranh với gia súc ngoại giá rẻ đang bắt đầu tràn ngập thị trường.

Theo vtv.vn

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC