Hội nhập TPP: Nỗi lo chăn nuôi

Bước vào hội nhập TPP, liệu Việt Nam có bảo vệ được quyền lợi của 11,3 triệu hộ nông dân chăn nuôi tại nông thôn, cùng hàng trăm ngàn doanh nghiệp, hộ dân chăn nuôi tại thành thị hay không?

Bước vào hội nhập TPP, liệu Việt Nam có bảo vệ được quyền lợi của 11,3 triệu hộ nông dân chăn nuôi tại nông thôn, cùng hàng trăm ngàn doanh nghiệp, hộ dân chăn nuôi tại thành thị hay không?

http://static.tapchitaichinh.vn/Uploaded/phammaihanh/2015_07_06/channuoikunm_HRAT.jpg?width=660&height=450&crop=auto&scale=both

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Theo ông Lê Bá Lịch – Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: “Muốn làm được việc này, chúng ta cần có “bàn tay” của Nhà nước”.

Lý do cần sự tham gia của Nhà nước được ông Lịch lý giải: Cạnh tranh bao gồm 4 khía cạnh chính là: Cạnh tranh về chi phí sản xuất; Cạnh tranh về năng suất, chất lượng vật nuôi; Cạnh tranh về giá cả; Cạnh tranh về vệ sinh an toàn thực phẩm; Ngoài ra, còn có sự cạnh tranh về vệ sinh môi trường chăn nuôi, phương thức vận chuyển… Trong đó, chi phí sản xuất là quan trọng nhất bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên giá thành và khả năng cạnh tranh của sản phẩm ngay tại thị trường nội địa. Hiện một số nước trong khối TPP sản xuất một kg thịt heo chỉ tốn chi phí khoảng 1,6 USD, trong khi VN mất hơn 2 USD/kg.

Hơn nữa, hiện nay một kg thịt lợn, một kg thức ăn gia súc chấp nhận quá nhiều tiêu cực phí – từ hải quan cho đến kiểm soát. Cuối cùng cũng tính vào giá bán con lợn, con gà. “Chúng tôi thấy rằng bây giờ trong con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y đều bị tiêu cực phí. Cho nên, các DN chăn nuôi rất mong Nhà nước tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, chống tiêu cực. Điển hình như việc kiểm soát thị trường, chất lượng thuốc thú y. Hiện chỉ một vài DN Nhà nước được độc quyền nhập vắc xin, thậm chí, giá nhập vắc xin chỉ 1 đồng nhưng khi tới người chăn nuôi đã bị đẩy lên gấp hơn 10 lần. Nếu Nhà nước cho phép đẩy mạnh xã hội hóa việc nhập vắc xin, xóa bỏ cơ chế độc quyền, Nhà nước chỉ quản lý về mặt chất lượng của sản phẩm vắc xin để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh thì “đỡ” cho ngành chăn nuôi biết mấy” – ông Lịch chia sẻ.

Đồng quan điểm này, đại diện một DN sản xuất thức ăn gia súc tại TP HCM nhấn mạnh: Nhà nước cũng cần giảm bớt các thủ tục hành chính về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Nhà nước không nên kiểm soát quá chặt sản phẩm đầu vào mà chỉ cần kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra. Chưa thấy ở đâu thủ tục lại nhiêu khê như nước ta, DN muốn xin một cái giấy phép để sản xuất thức ăn mất nửa năm vẫn chưa được cấp hoặc xin giấy phép nhập sản phẩm thức ăn gia súc mất gần 1 năm vẫn chưa xong giấy phép. Cứ giảm được những thủ tục ấy là đã góp phần hạ giá thành sản phẩm. “Tuy nhiên, việc này rất cần sự chung tay của Nhà nước chứ không phải chỉ có sự nỗ lực của phía DN”.

Theo dddn.com.vn

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC