Không có chuyện 'một con lợn gánh 50 loại phí'

Vừa qua trên một số thông tin đại chúng có đưa tin: “Hiện 1 con lợn gánh hơn 50 loại phí và lệ phí là một thực tế đã kéo dài nhiều năm nay dù mới đây Bộ Tài chính đã xóa bỏ và sửa đổi 14 loại phí thú y bất hợp lý..."

Vừa qua trên một số thông tin đại chúng có đưa tin: “Hiện 1 con lợn gánh hơn 50 loại phí và lệ phí là một thực tế đã kéo dài nhiều năm nay dù mới đây Bộ Tài chính đã xóa bỏ và sửa đổi 14 loại phí thú y bất hợp lý..."

http://nongnghiep.vn//upload//Article/thanhnb/2015/9/27/nuoi-heo-1.jpg
Ảnh minh hoạ

Thông tin trong bài báo trên còn cho biết thêm: "Theo phản ánh của người chăn nuôi, hiện tại vẫn còn những loại phí không cần thiết, vẫn còn phí chồng phí…”. PV đã trao đổi với Cục Thú y cụ thể vấn đề này, như sau:

Về thu phí, lệ phí kiểm dịch, kiểm soát giết mổ lợn

Ngày 7/8/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 113/2015/TT-BTC về việc sửa đổi Thông tư 04/2012/TT-BTC ban hành ngày 5/1/2012 của Bộ Tài chính liên quan đến việc thu phí, lệ phí trong công tác thú y và có hiệu lực ngày 8/8/2015; theo đó đã bãi bỏ 35 khoản thu phí (gồm có: 14 khoản thu lệ phí và 21 khoản thu phí thú y).

Trong 35 khoản mục thu phí, lệ phí bãi bỏ theo quy định tại Thông tư 113 nêu trên, có nhiều khoản thu liên quan đến hoạt động chung cho cả việc kiểm dịch, kiểm soát giết mổ lợn. Cụ thể như sau:

(1) Về thu phí kiểm dịch vận chuyển lợn lưu thông trong nước: Chỉ thu 1 loại phí kiểm tra lâm sàng (đối với lợn từ 15kg trở xuống: 500 đồng/con và lợn trên 15kg: 1.000 đồng/con);

(2) Về thu phí bấm thẻ tai đối với lợn giống: Theo quy định tại Quyết định số 70/2006/QĐ-BNN ngày 14/9/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 49/2006/QĐ-BNN về việc đánh dấu, niêm phong chì trước khi vận chuyển lợn (đối với lợn giống bấm thẻ tai hoặc xăm mã số, còn đối với lợn thịt chỉ niêm phong kẹp chì phương tiện vận chuyển, bảo đảm không bị đánh tráo trong quá trình vận chuyển).

Theo báo cáo của các Chi cục Thú y, hầu hết chủ gia súc tự bấm thẻ tai hoặc xăm mã số trong quá trình nuôi. Hiện nay, cơ quan thú y địa phương chỉ tổ chức giám sát và không tổ chức bấm thẻ tai, niêm phong chì, do vậy không thu phí thẻ tai và dây niêm phong chì;

(3) Về thu phí kiểm soát giết mổ đối với lợn thịt được thực hiện theo quy định tại Thông tư 04/2012/TT-BTC: Chỉ thu có 1 loại phí đối với kiểm soát giết mổ lợn thịt (thu 6.500 đồng/con đối với lò mổ có công suất từ 100 con/ngày trở lên và 7.000 đồng/con đối với lò mổ có công suất dưới 100 con/ngày).

Về thu phí xét nghiệm bệnh

Chỉ lấy mẫu giám sát bệnh định kỳ để cảnh báo và làm cơ sở công nhận an toàn dịch bệnh theo yêu cầu của chủ cơ sở chăn nuôi lợn, xét nghiệm chỉ tiêu nào thì cơ sở trả tiền theo chỉ tiêu đó (theo quy định tại Thông tư 04/2012/TT-BTC).

Như vậy, có thể khẳng định rằng: Hiện nay, cơ quan thú y địa phương chỉ thu có 2 loại phí tổn để thực hiện công tác kiểm dịch và kiểm soát giết mổ, gồm có: 1 loại phí tổn kiểm tra lâm sàng trước khi vận chuyển lợn đi tiêu thụ; 1 loại phí tổn lấy mẫu xét nghiệm bệnh (theo yêu cầu của chủ cơ sở chăn nuôi lợn)

Theo Báo NNVN

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC