Không nuôi thủy sản tự phát

Th.S Kim Văn Tiêu, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho hay, tái cơ cấu thủy sản tập trung vào 4 loài chính, đem lại lợi nhuận cao là cá tra, tôm, rô phi và nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

Th.S Kim Văn Tiêu, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho hay, tái cơ cấu thủy sản tập trung vào 4 loài chính, đem lại lợi nhuận cao là cá tra, tôm, rô phi và nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

http://nongnghiep.vn//upload/2015/12/21/22-39-15_1.jpg
Th.S Kim Văn Tiêu

Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu cá rô phi đạt trên 30 triệu USD, nhuyễn thể 70 triệu USD. Còn tôm và cá tra đều đạt trên 1 tỷ USD.

Nhiều địa phương đang phát triển cá rô phi. Đây là loài có thể nuôi ở lồng bè hoặc hồ chứa đều được. Người tiêu dùng cũng rất thích sản phẩm này vì thịt thơm ngon, ít xương và cũng rất dễ nuôi, chỉ 4-5 tháng là có thể thu hoạch.

Chúng tôi khuyến cáo địa phương không phát triển SX nhỏ lẻ, tự phát, manh mún. Tự phát đồng nghĩa với tự sát. Phải tổ chức quy hoạch lại SX bằng cách nuôi theo hình thức HTX hoặc nuôi theo chuỗi. Sản phẩm phải gắn với thị trường tiêu thụ. SX theo đơn đặt hàng của DN. Người SX và DN phải minh bạch về tài chính thì mới bền vững.

Theo báo cáo tổng kết dự án nuôi cá lồng bè của các tỉnh miền núi phía Bắc, những năm qua, số lượng lồng bè đã tăng gấp đôi, đặt ra thách thức tiêu thụ.

Vì nếu sản phẩm làm ra nhiều sẽ bị ép giá, người nuôi thua thiệt. Chúng tôi cũng khuyến cáo người dân SX theo nhu cầu của thị trường, chứ không “nhắm mắt” để làm. Đồng thời quan tâm hơn đến vấn đề con giống...

Việc cần làm hiện nay là tổ chức lại SX bài bản, thành lập các HTX, nương tựa giúp đỡ lẫn nhau, tránh tình trạng bị tư thương ép giá. Việc thành lập các HTX giúp người chăn nuôi chủ động từ khâu SX cho tới đầu ra của sản phẩm.

Ví dụ, nếu anh vào HTX, anh tự đến các đại lý lấy thức ăn thì đã giảm được 5-7% chi phí. Cộng với khi bán ra có HTX giúp đỡ. Nông dân là đối tượng dễ tổn thương nhất, vì thế “ba cây” chụm lại giúp đỡ để họ có đầu ra tốt.

Thực tế cho thấy khâu tổ chức SX vẫn chưa chặt chẽ. Nhiều chuỗi liên kết giữa người SX và DN không minh bạch. DN có soạn thảo hợp đồng, nhưng người nuôi luôn nắm đằng chuôi.

Hầu hết HTX chưa cải thiện thu nhập cho xã viên. Hiện chỉ 10% HTX hoạt động hiệu quả, 70% hòa vốn hoặc cầm chừng, 20% còn lại thua lỗ. Vì vậy cần phải củng cố lại toàn bộ hệ thống HTX.

Hiện khâu khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản rất yếu. Hằng năm, trung ương và các tỉnh đều có chương trình thả cá để tái tạo nguồn lợi thủy, hải sản nhưng ít hiệu quả. Nếu chỉ thả mà không bảo vệ thì bao công sức coi như bỏ phí.

Theo báo NNVN

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC