Kiểm soát tốt dịch tả châu Phi, bảo đảm nguồn cung thịt lợn những tháng cuối năm

Thịt lợn chiếm tỷ trọng lớn trong 'rổ thực phẩm' của người tiêu dùng. Việc kiểm soát tốt bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm nguồn cung mặt hàng này những tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022.

Thịt lợn chiếm tỷ trọng lớn trong 'rổ thực phẩm' của người tiêu dùng. Việc kiểm soát tốt bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm nguồn cung mặt hàng này những tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022.

Hơn 10 vạn con lợn bị tiêu hủy

Là đô thị lớn nhất nhì cả nước nhưng chăn nuôi của Hà Nội duy trì tăng trưởng tương đối ổn định và luôn nằm trong tốp đầu về tổng đàn suốt nhiều năm qua. Riêng tổng đàn lợn, toàn TP hiện có khoảng 1,48 triệu con; tăng 14% so với cùng kỳ năm 2020.

Cùng với nhiều tỉnh, TP, Hà Nội cũng bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng của bệnh DTLCP. Từ đầu năm 2021 đến nay, toàn TP có 16 xã thuộc 8 huyện ghi nhận lợn mắc bệnh. Ước tính đã có 689 con lợn buộc phải tiêu hủy để ngăn ngừa nguy cơ lây lan.

 

 


Kiểm tra sức khỏe đàn lợn tại một trang trại chăn nuôi ở huyện Sóc Sơn. Ảnh: Trọng Tùng.

Không chỉ tại Hà Nội, bệnh DTLCP cũng diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước. Hơn 9 tháng đã qua của năm 2021, tại 1.672 xã thuộc 304 huyện của 53 tỉnh, TP đã ghi nhận 1.834 ổ dịch. Tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là 112.092 con (tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2020). Tổng trọng lượng lợn tiêu hủy ước tính trên 5.500 tấn.

Lý giải về nguyên nhân bệnh DTLCP vẫn bùng phát tại nhiều địa phương, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Văn Long cho biết, virus gây bệnh có sức đề kháng cao. Hiện, cũng chưa có vaccine để phòng và thuốc điều trị. Bên cạnh đó, chăn nuôi nhỏ lẻ tại nhiều tỉnh, TP vẫn chiếm tỷ lệ cao, chưa đảm bảo an toàn sinh học.

Một số hộ sử dụng trực tiếp thức ăn cho lợn từ nguồn dư thừa thu gom tại các nhà hàng, bếp ăn của khu công nghiệp mà không qua xử lý nhiệt; sử dụng nước ao, hồ, kênh, mương chưa qua xử lý để tắm cho lợn, cho lợn uống. Cá biệt có trường hợp lợn ốm chết nhưng chủ cơ sở không báo cho chính quyền địa phương hay cơ quan thú y mà tự ý giết mổ để sử dụng.

Quản chặt tái đàn, vận chuyển trái phép

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, những tháng cuối năm 2021, nguy cơ bùng phát bệnh DTLCP sẽ còn lớn hơn. Sở dĩ vậy là bởi việc buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn thường gia tăng mạnh để phục vụ nhu cầu dịp Tết Nguyên đán. Thời tiết cũng đang trong giai đoạn giao mùa, mưa nhiều và giá rét…

Hiện, tại các địa phương, công tác phòng, chống bệnh DTLCP vẫn được tập trung chỉ đạo rốt ráo. Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, đơn vị đang tích cực phối hợp với địa phương hướng dẫn người chăn nuôi lợn tăng cường áp dụng các biện pháp an toàn sinh học. Thực hiện vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất trong chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Các tỉnh, TP trên cả nước cũng đang tổ chức giám sát nghiêm ngặt bệnh DTLCP, nhất là tại khu vực đã từng có bệnh DTLCP xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao nhằm phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện. Nhiều trường hợp giấu, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng đã bị xử lý nghiêm.

Để chủ động ngăn chặn nguy cơ lây lan bệnh DTLCP trên đàn lợn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị địa phương chủ động bố trí kinh phí để thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống theo Quyết định số 972/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi giai đoạn 2020 - 2025.

Những tháng cuối năm 2021, các địa phương cần tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển; phối hợp với cơ quan quản lý thị trường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ lợn, chế biến các sản phẩm không bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Đồng thời, xây dựng kế hoạch để tổ chức tháng tổng vệ sinh, sát trùng từ ngày 25/10 - 25/11/2021 nhằm tiêu diệt các loại mầm bệnh ở môi trường, nhất là ở những nơi có mật độ chăn nuôi cao, điểm tập kết, buôn bán, giết mổ động vật, địa phương thường xuyên xảy ra dịch bệnh.

Theo Kinh tế Đô thị

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC