Kon Tum: Chủ động phòng chống dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm

Mặc dù trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm, nhưng ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều giải pháp nhằm chủ động ngăn chặn, phòng ngừa dịch bệnh trên gia cầm, không để xảy ra hiện tượng dịch chồng dịch trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 trên người diễn biến phức tạp.

Mặc dù trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm, nhưng ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều giải pháp nhằm chủ động ngăn chặn, phòng ngừa dịch bệnh trên gia cầm, không để xảy ra hiện tượng dịch chồng dịch trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 trên người diễn biến phức tạp.

 

 


Phun thuốc tiêu trùng, khử độc  phòng chống dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm

Hiện trên địa bàn tỉnh Kon Tum có hơn 801 nghìn con gia cầm và gần 2.000 cặp chim yến được nuôi rải rác trên địa bàn 9 huyện và 1 thành phố. Thực hiện công văn 354 ngày 10.2 của UBND tỉnh Kon Tum về việc chủ động phòng chống dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm và ở người, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã ra thông báo số 01 về việc triển khai “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường phòng chống dịch bệnh cho động vật đợt 1 năm 2020” và thông báo số 02 về việc “tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm đợt 1 năm 2020”.

Theo đó, Chi cục tiến hành cấp phát 3.300 lít hóa chất BenKoCid cho 10 huyện, TP để tiến hành vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại các cơ sở chăn nuôi động vật tập trung; hộ gia đình có chăn nuôi động vật; cơ sở giết mổ động vật; cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; Chợ buôn bán động vật sống và sản phẩm động vật ở dạng tươi sống; Khu vực biên giới, ban quản lý cửa khẩu… và 242.400 liều vắc xin NAVETVIFLUVAC (Subtype H5N1- vô hoạt nhũ dầu do Công ty NAVETCO sản xuất) cho 6 địa phương có nguy cơ cao về dịch cúm gia cầm là huyện Đăk Hà, Đăk Tô, Ngọc Hồi, Đăk Glei, Sa Thầy và thành phố Kon Tum.

Ông Đoàn Thanh Mai, Phó chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Kon Tum cho biết, song song với việc cấp phát hóa chất và vắc xin cúm gia cầm cho các địa phương triển khai phòng, chống dịch, Chi cục đã có văn bản đề nghị các huyện, TP trên địa bàn tỉnh chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp chủ trì và chịu trách nhiệm tổ chức triển khai công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường trên địa bàn. Cụ thể, Tham mưu UBND huyện, thành phố ban hành kế hoạch chi tiết và triển khai thực hiện tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường, tiêm vắc xin cúm gia cầm đảm bảo tiến độ và chất lượng tiêm phòng trên địa bàn. Phân bổ, cấp phát hóa chất, liều vắc xin, dụng cụ và bảo hộ về các xã; đồng thời, bố trí kinh phí để hỗ trợ tiền công cho lực lượng phun hóa chất khử trùng tiêu độc, kinh phí mua thêm vật tư, dụng cụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác khử trùng tiêu độc; phối hợp, hướng dẫn UBND cấp xã quản lý, sử dụng hóa chất và tổ chức phun thuốc khử trùng tiêu độc đúng theo quy định; kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở ấp trứng gia cầm trên địa bàn.

 

 


Chủ động  phòng, chống dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm

“Thời gian triển khai công tác vệ sinh, tiêu trùng, khử độc và tiêm vắc xin cúm gia cầm trên địa tỉnh thực hiện từ 15.2 đến 15.3. Trong suốt thời gian trên, Chi cục sẽ phối hợp với cơ quan chuyên môn các địa phương lập kế hoạch kiểm tra, giám sát và hướng dẫn thực hiện công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và tiêm phòng trên địa bàn toàn tỉnh. Về kinh phí thực hiện, đối với cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở ấp trứng gia cầm kinh phí do chủ cơ sở tự chi trả; Đối với khu vực chăn nuôi hộ gia đình, chợ, địa điểm mua bán gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm; các điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ, lẻ, UBND huyện, TP sẽ hỗ trợ tiền vận chuyển hóa chất và tiền công thực hiện phun thuốc khử trùng”, ông Mai cho hay.

Ông Mai cho biết thêm, để công tác phòng chống dịch cúm A/H5N1 có hiệu quả, quan trọng nhất là ý thức của người dân, của cơ sở chăn nuôi và giết mổ động vật. Do vậy, UBND các xã, phường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện dọn dẹp, vệ sinh cơ giới chuồng trại, khu chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi, đường làng ngõ xóm; thu gom phân rác, chất độn chuồng để chôn hoặc đốt trước khi phun hóa chất khử trùng.

Theo báo Văn Hoá

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC