Kỳ vọng xuất khẩu tôm

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, trong năm nay sẽ tiếp tục có nhiều áp lực lớn trong công tác quản lý nhà nước đối với ngành tôm, trước hết là đảm bảo chỉ tiêu xuất khẩu tôm nước lợ đạt trên 4,2 tỷ USD.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, trong năm nay sẽ tiếp tục có nhiều áp lực lớn trong công tác quản lý nhà nước đối với ngành tôm, trước hết là đảm bảo chỉ tiêu xuất khẩu tôm nước lợ đạt trên 4,2 tỷ USD.

Mục tiêu này sẽ càng khó khăn hơn trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt. Chưa kể dịch bệnh tôm ngày càng diễn biến phức tạp, ô nhiễm môi trường, các rào cản kỹ thuật như thuế chống bán phá giá, vấn đề bảo hộ sản xuất trong nước của các thị trường nhập khẩu… cũng khiến các doanh nghiệp khó khăn khi tiếp cận thị trường, Thứ trưởng Vũ Văn Tám chia sẻ.

http://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/thanhlm/032018/28/09/3b5b47833f69d92c035ca336fbca511c_Untitled.jpg
Các địa phương cần kiểm soát tốt chất lượng tôm nguyên liệu

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thủy sản cho thấy, kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ năm 2017 đạt trên 3,85 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2016. Mặc dù, ngành tôm đã đạt được kết quả rất ấn tượng trong năm vừa qua nhưng sự phát triển vẫn chưa thực sự bền vững và đang phải đối mặt với những vấn đề như: Chưa hoàn toàn làm chủ được công nghệ lai tạo, sản xuất giống; giá thành trong sản xuất cao, tình trạng lạm dụng hóa chất, thuốc, bơm chích tạp chất vẫn còn diễn ra; cơ sở hạ tầng một số nơi vẫn chưa đáp ứng; sản xuất còn mang tính manh mún nhỏ lẻ...

Ông Lê Anh Xuân, Chủ tịch HĐQT Công ty N.G Vietnam cho hay, hiện số lượng cơ sở sản xuất tôm giống của ta hiện nay là đủ về mặt số lượng nhưng ít về mặt chất lượng. Trong khi đó, các cơ sở sản xuất tôm giống hiện nay có hai hạn chế chung. Một là nguồn tôm bố mẹ đánh bắt khai thác ngoài tự nhiên và nhập khẩu, có một số nhà cung cấp ra tôm bố mẹ đã được gia hóa, tuy nhiên cái nguồn tôm hậu bị cũng là nguồn tôm nhập từ nước ngoài về.

Thứ hai, tất cả các cơ sở sản xuất tôm giống hiện nay đều có hạ tầng kỹ thuật yếu kém, chưa được trang bị đồng bộ. Hạ tầng kỹ thuật mềm, tức là khả năng tiếp thu ứng dụng công nghệ cao trong việc sản xuất tôm giống còn nhiều hạn chế, dẫn đến chưa sản xuất ra được tôm giống có chất lượng cao và khả năng an toàn sinh học cao đủ đáp ứng quy mô nuôi trồng lớn.

Đáng chú ý, ngay từ những ngày đầu năm 2018, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Ả rập Saudi (SFDA) đã có Thông báo số G/SPS/N/SAU/336 ngày 30/01/2018 về việc ban hành lệnh tạm dừng nhập khẩu đối với mặt hàng thủy sản, động vật giáp xác và các sản phẩm từ thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam.

Sở dĩ có thông báo này là vì SFDA căn cứ vào Báo cáo tình hình dịch bệnh động vật thủy sản quý II/2017 của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), bệnh đốm trắng (WSD) và bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi (AHPND) được ghi nhận tại Việt Nam. Sau đó, đoàn công tác kỹ thuật của SFDA đã đến xem xét các cơ sở nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam và đưa ra lệnh tạm dừng nhập khẩu nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của các loại bệnh dịch trên vào lãnh thổ quốc gia này.

Ông Văn Như Cẩn - Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thuỷ sản (Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT) cho hay, nuôi tôm nước lợ công nghiệp rất dễ nâng cao giá trị, nhưng còn phụ thuộc vào thị trường. Đặc điểm của nhóm này là cần nguồn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, có hệ thống kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh.

Do đó, bằng mọi giá phải lôi kéo được doanh nghiệp vào cuộc. Để giải quyết những khó khăn của ngành tôm hiện nay, cần phải thực hiện tốt nhóm nhiệm vụ phát triển hệ thống chế biến, tiêu thụ, phát triển thị trường và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm tôm của Việt Nam.

Dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, năm nay cũng có những tín hiệu khả quan cho ngành tôm Việt Nam như Việt Nam đã đảm bảo tự sản xuất, cung ứng đủ giống tôm sú bố mẹ sạch bệnh; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bạc Liêu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và khởi công; chuỗi sản xuất tôm bước đầu hình thành…

Một tín hiệu vui với sản phẩm tôm Việt Nam là Australia đang xem xét việc nhập khẩu tôm tươi nguyên con vào thị trường này. Trong cuộc họp báo do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 2/3/2018, ông Đàm Xuân Thành - Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, Cục đang cùng các đơn vị liên quan hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp xây dựng vùng cơ sở an toàn và chuỗi sản xuất tôm an toàn để phục vụ xuất khẩu.

Riêng Tập đoàn Việt-Úc đã và đang xây dựng chuỗi sản xuất khép kín phục vụ xuất khẩu. Nếu phía Australia kiểm tra và phê chuẩn các yêu cầu thì cơ hội xuất khẩu tôm nguyên con là rất lớn.

Theo Thời báo Ngân Hàng

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC