Lúng túng tìm giải pháp

Chưa bao giờ ĐBSCL lại bị thiệt hại nặng nề do xâm nhập mặn như năm nay. Nước biển xâm nhập sâu vào đất liền gây thiệt hại nặng nề đối với cây trồng. Những tưởng đây sẽ là điều kiện để các loại thủy sản nước mặn, nước lợ “lên ngôi”. Quan điểm “nước mặn cũng là tài nguyên” xem ra đang bị lung lay bởi hiện tại các tỉnh ĐBSCL vẫn lúng túng tìm giải pháp phát triển NTTS ngay khi nước mặn xâm nhập sâu trong nội đồng.

Chưa bao giờ ĐBSCL lại bị thiệt hại nặng nề do xâm nhập mặn như năm nay. Nước biển xâm nhập sâu vào đất liền gây thiệt hại nặng nề đối với cây trồng. Những tưởng đây sẽ là điều kiện để các loại thủy sản nước mặn, nước lợ “lên ngôi”. Quan điểm “nước mặn cũng là tài nguyên” xem ra đang bị lung lay bởi hiện tại các tỉnh ĐBSCL vẫn lúng túng tìm giải pháp phát triển NTTS ngay khi nước mặn xâm nhập sâu trong nội đồng.

 

 


Thu hoạch tôm tại mô hình siêu thâm canh ở Bạc Liêu.

Dè chừng với con tôm

Báo cáo của Cục Nuôi trồng tại hội nghị cho thấy, hiện nay tình hình xâm nhập mặn đang gây ảnh hưởng trực tiếp đối với nuôi trồng thủy sản ở một số tỉnh của khu vực ĐBSCL, nhất là đối với việc nuôi tôm nước lợ. Độ mặn hiện nay dao động từ 15 - 30‰. Riêng các tỉnh: Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang độ mặn cao hơn 30‰. Xâm nhập đi sâu vào 70km và có những vùng nước ngọt đã bị xâm nhập mặn lên đến 5 - 8‰.

Tính đến hết tháng 2/2016, diện tích nuôi tôm nước lợ ở vùng ĐBSCL đạt 368.000ha. Hầu hết các địa phương có diện tích thả giống ít hơn so với cùng kỳ năm 2015 và chỉ đạt khoảng 50% kế hoạch. Một số tỉnh người dân chưa dám thả nuôi vì nắng nóng, độ mặn cao, chưa phù hợp với con tôm. Họ còn chần chừ đợi mưa. Ông Trần Đình Luân - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Sóc Trăng cho biết, hiện tại tỉnh này còn trên 11.000 ha diện tích lúa tôm tại Mỹ Xuyên vẫn chưa thả tôm. Nguyên nhân do người dân còn… chờ mưa vì độ mặn quá cao lại không có hệ thống thủy lợi để dẫn nước ngọt làm giảm độ mặn.

Mô hình lúa - tôm mặc dù được đánh giá là mô hình hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL. Hiện nay có đến 160.000ha nhưng hạ tầng cho vùng nuôi này đang gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế Cà Mau đã điều tra và thống kê được nhu cầu của nông dân cần chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, đã bị xâm nhập mặn sang lúa - tôm lên đến trên 34.000ha nhưng vẫn chưa được chấp thuận.

Tương tự, tại Kiên Giang có đến 78.000ha mô hình tôm - lúa người dân đang thả nuôi tôm rất có hiệu quả. Trước tình hình xâm nhập mặn, nhu cầu chuyển đổi của tỉnh rất lớn. Ông Quảng Trọng Thao - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Kiên Giang thẳng thắn:
“ Đây là mô hình đã được nghiên cứu, thử nghiệm và đi vào thực tế hơn 10 năm nay và khẳng định có hiệu quả. Vậy chúng tôi có được phép cho nông dân vùng xâm nhập mặn chuyển đổi sang mô hình này hay không”.

Nỗi lo thiếu nguyên liệu, nước cho con tôm

Trước thực trạng người dân thả nuôi chỉ 50% so với vụ nuôi năm 2015, Cục Nuôi trồng cảnh báo sẽ dẫn đến thiếu nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản trong thời gian tới.

Về phía nhà xuất khẩu, ông Lê Văn Quang - Chủ tịch Tập đoàn Minh Phú cho rằng, hiện tại giá tôm nguyên liệu các nước trên thế giới rất thấp. Thấp hơn nhiều so với Việt Nam. Sở dĩ thời gian gần đây có hiện tượng giá tăng nhưng đây là cục bộ do Trung Quốc thu mua. Về lâu dài cần phải tạo chuỗi giá trị cho con tôm theo hướng nuôi bền vững, có trách nhiệm. Tạo giá trị riêng biệt cho con tôm Việt Nam. Theo ông Quang, để đạt được điều này phải xây dựng các mô hình nuôi tôm bền vững.

Đồng quan điểm này, các đại biểu đến từ Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau đều thống nhất và đề nghị cần có giải pháp đồng bộ về thủy lợi, con giống, thức ăn. Ông Nguyễn Tiến Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau trần tình “ Tôi nói với tư cách là UBND tỉnh Cà Mau vừa là người nuôi tôm gửi đến Bộ NNPTNT và Chính phủ, cần phải xem lại hệ thống thủy lợi cấp vùng bởi lâu nay ta chưa đầu tư thủy lợi cho NTTS mà chỉ đầu tư thủy lợi cho cây lúa. Ngoài ra có một thực tế là thức ăn, thuốc thú y thủy sản hầu hết đều nhập khẩu với giá cao làm đội giá thành con tôm Việt Nam mà chúng ta không chủ động được”.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng nêu ra nhiều mô hình đã thực hiên trong việc nuôi tôm có hiệu quả như: Tôm - rừng; tôm - lúa; tôm siêu thâm canh sạch bệnh… dù vậy hầu hết các đại biểu đều nêu lên một thực tế là hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS vùng ĐBSCL vừa yếu lại vừa thiếu, không xứng tầm với vị thế của con tôm nước lợ tại khu vực này.

Ngay cả việc quy hoạch vùng nuôi cũng chưa được thực hiện một cách đồng bộ. Ông Quảng Trọng Thao - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Kiên Giang bức xúc:
“Quy hoạch vùng nuôi tôm nước lợ ĐBSCL được phê duyệt cuối tháng 12.2015 cho đến nay vẫn chưa tới chúng tôi, nay các anh lại đề nghị khảo sát để thay đổi. Tôi nói luôn, ngay cả chuyện quan trắc môi trường các đại biểu đều kêu thiếu, nhưng bộ cũng có, địa phương cũng có để rồi đưa ra kết quả quan trắc môi trường không giống nhau”.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám cho rằng các mô hình NTTS thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL đã có rất nhiều. Nhiều nơi đã triển khai thực hiện và có hiệu quả. Đối với những đề nghị của các tỉnh ĐBSCL, thứ trưởng Tám tiếp thu và hứa sẽ trình các cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.

Theo báo Lao Động

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC