Ngăn chặn nguy cơ lan rộng dịch tả lợn châu Phi

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình), từ ngày 12/10 đến ngày 21/10, tỉnh Thái Bình đã ghi nhận 3 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 3 xã gồm xã Minh Khai, Thái Hưng (huyện Hưng Hà) và xã Đông Hòa (Thành phố Thái Bình).

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình), từ ngày 12/10 đến ngày 21/10, tỉnh Thái Bình đã ghi nhận 3 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 3 xã gồm xã Minh Khai, Thái Hưng (huyện Hưng Hà) và xã Đông Hòa (Thành phố Thái Bình).

 

 


Phun thuốc khử trùng tại ổ dịch xã Đông Hòa, thành phố Thái Bình. Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN

Nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh, tỉnh Thái Bình đang khẩn trương thực hiện các biện pháp sớm khống chế, kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi.

Sau khi ghi nhận các ổ dịch, tỉnh Thái Bình đã thực hiện tiêu hủy 27 con lợn với khối lượng trên 800 kg, đồng thời sử dụng hóa chất, vôi bột khử trùng khu vực chăn nuôi của 3 hộ có lợn nhiễm bệnh. Ngoài các ổ dịch đã ghi nhận, kết quả lấy mẫu giám sát khẳng định có lưu hành virus tả lợn châu Phi chiếm 2,2% ở một số địa phương trong tỉnh.

Trước tình hình diễn biến và nguy cơ dịch bệnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình đã trình UBND tỉnh xuất trên 16.000 lít hóa chất dự trữ hỗ trợ các địa phương thực hiện “Tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm” và phòng, chống dịch bệnh tả lợn châu Phi. Trong đó, “Tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm” sẽ diễn ra từ ngày 25/10 đến 25/11.

Tỉnh Thái Bình yêu cầu các địa phương chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, tình trạng sức khỏe đàn vật nuôi tới tận các hộ, trại chăn nuôi; kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp dịch bệnh phát sinh, không để dịch lây lan diện rộng. Đồng thời, kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ lợn, chỉ nhập lợn rõ nguồn gốc, đã qua kiểm dịch về chăn nuôi, giết mổ, tiêu thụ.

Ông Phạm Văn Lý, Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thái Bình cho biết, diễn biến thời tiết những ngày qua có nhiều bất thường, mưa ẩm nhiều làm gia tăng các tác nhân lây truyền bệnh đến đàn vật nuôi; trong đó có virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Do bệnh tả lợn châu Phi chưa có vaccine đặc trị, do vậy để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn lợn, bảo vệ việc chăn nuôi của người dân, ngành chuyên môn khuyến cáo các hộ chăn nuôi, trang trại, gia trại cần tăng cường thực hiện vệ sinh khử trùng tiêu độc, áp dụng đầy đủ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Khi phát hiện đàn lợn ốm, có triệu chứng bệnh tích điển hình bệnh tả lợn châu Phi cần báo ngay cho cơ quan chuyên môn để xác định chính xác dịch bệnh và có các biện pháp xử lý khoanh vùng, dập dịch nhanh chóng; nghiêm cấm việc vận chuyển, tiêu thụ lợn ốm ra thị trường.

Đây là lần thứ hai trong năm 2021 dịch tả lợn châu Phi tái phát trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Những tháng đầu năm, tỉnh đã ghi nhận 6 ổ dịch tại 6 xã của 4 huyện, phải tiêu hủy 110 con lợn trong đó có 26 lợn nái, 84 lợn thịt.

Theo TTXVN

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC