Tiêu hủy 273 con lợn mắc dịch tả lợn châu Phi ở Thái Bình
Cơ quan chức năng của tỉnh Thái Bình và chính quyền địa phương đã thực hiện tiêu hủy tổng cộng 273 con lợn bị mắc dịch (xã Đông Đô có 124 con, xã Lô Giang có 118 con).
Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Thái Bình, ông Phạm Thành Nhương cho biết, cơ quan thú y và các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh vẫn đang tập trung phối hợp, thực hiện đồng bộ các giải pháp khoanh vùng, dập dịch tả lợn châu Phi tại hai xã Đông Đô (huyện Hưng Hà) và Lô Giang (huyện Đông Hưng).
Tại hai xã Đông Đô (huyện Hưng Hà) và Lô Giang (huyện Đông Hưng) của tỉnh Thái Bình, cơ quan chức năng của tỉnh và chính quyền địa phương đã thực hiện tiêu hủy tổng cộng 273 con lợn bị mắc dịch (xã Đông Đô có 124 con, xã Lô Giang có 118 con).
Để khoanh vùng, dập dịch, những ngày qua trên địa bàn xã Lô Giandịch tả lợn châu phig đã có 5 trạm kiểm soát việc vận chuyển lợn được lập lên, duy trì hoạt động 24/24h. Xã cũng đã sử dụng gần 500 lít hóa chất, mấy chục tấn vôi bột để phun, rắc tại các ổ dịch và trên hệ thống đường dong, ngõ xóm trong xã.
Hệ thống loa truyền thanh của xã cũng tăng tần suất hoạt động,liên tục thông tin tình hình dịch dã, hướng dẫn người dân cách phòng, chống...
Đồng thời, UBND tỉnh Thái Bình chỉ đạo, các cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương tiến hành lập thêm các chốt kiểm soát ở các huyện Thái Thụy, Quỳnh Phụ, Hưng Hà, qua đó thực hiện tiêu hủy ngay khi phát hiện lợn không rõ nguồn gốc vận chuyển vào địa bàn.
Chính quyền, cơ quan chức năng ở 8 huyện, thành phố trong tỉnh cũng chủ động vật tư, hóa chất, vôi bột phục vụ công tác tiêu độc khử trùng, tiêu hủy lợn ốm. In tờ rơi, sử dụng xe lưu động để thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách phòng, chống dịch.
Liên quan đến việc hỗ trợ thiệt hại, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Thái Bình cho biết, theo chính sách hiện hành, sau đây các hộ có lợn bị tiêu hủy trong tỉnh sẽ được hỗ trợ 38.000 đồng/1kg lợn bị tiêu hủy.
Gợi Ý Sản Phẩm
NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)
Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)