Nguy cơ nhiễm bệnh từ “đặc sản” của làng

Ở làng Vị Thủy, xã Thái Dương, huyện Thái Thụy (Thái Bình) trong bất cứ tiệc cưới, đám hỏi, đám ma… đều không thể thiếu hai món ăn “đặc sản” của làng là táp dê và nem chạo. Vấn đề là ở chỗ, cả hai món ăn này đều được chế biến từ thịt lợn chưa được nấu chín kỹ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ở làng Vị Thủy, xã Thái Dương, huyện Thái Thụy (Thái Bình) trong bất cứ tiệc cưới, đám hỏi, đám ma… đều không thể thiếu hai món ăn “đặc sản” của làng là táp dê và nem chạo. Vấn đề là ở chỗ, cả hai món ăn này đều được chế biến từ thịt lợn chưa được nấu chín kỹ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

“Đặc sản” của làng

Trong các bữa cỗ ở làng Vị Thủy, ngoài những món bình thường, còn có thêm hai món đặc sản của làng là món táp và món nem. Để làm món táp dê, 4 chiếc chân giò lợn được khoét cao, chân giò lợn được làm sạch, bóc móng, cạo lông bằng nước nóng. Bên cạnh là rơm nếp được đốt cháy bùng bùng. Chân giò được hơ trên lửa rơm, khi lớp da bên ngoài chuyển sang màu vàng là được, rồi treo lên cành cây để gió làm khô. Vài tiếng sau, những chiếc chân giò này được các đầu bếp dùng dao lọc lấy thịt và da. Nhìn chiếc chân giò có thể thấy lớp da bên ngoài tuy đã qua lửa nhưng phần thịt nạc ở đùi vẫn còn đỏ nguyên. Phần thịt này được thái mỏng, sau đó trộn gia vị là vừng rang, khế chua, mì chính và nước mắm. Sau 20 phút vừa đảo vừa bóp, chậu thịt sống đã trở thành món “táp dê”. Những miếng thịt được gói vào lá sung và được mọi người ăn một cách ngon lành.


 

 

Thịt sống đang được bóp nhuyễn để thành món nem chạo ở làng Vị Thủy. Ảnh: TL

Thịt để làm món nem phải là thịt lợn nạc ngon, được nhúng vào nước sôi từ 5 - 10 phút, đến khi bên ngoài thịt chuyển màu trắng, bên trong thịt chín tới có màu hồng đào thì vớt ra, thái mỏng, trộn với bì lợn luộc chín 100%, thái sợi mỏng, cùng nước mắm ngon, gia vị, mì chính, đặc biệt là rất nhiều tỏi. Tất cả hỗn hợp này được bóp nhuyễn với thính gạo rang, thành một món được gọi là nem.

Không phải là ăn thịt sống?

Với người dân làng Vị Thủy, họ không gọi những món ăn này là thịt sống. Theo những người làm cỗ lâu năm trong làng Vị Thủy cho biết: Để làm món này, những người chế biến phải có bí quyết, đó là không được rửa thịt qua nước lạnh, bởi nếu như vậy sẽ bị tiêu chảy, ngộ độc. Riêng các đồ chế biến như dao, thớt cũng không được rửa bằng nước giếng, nước bể, mà nhất thiết phải rửa bằng nước sôi hoặc bằng nước sôi để nguội pha muối loãng. Theo quan niệm của người dân thì món ăn này an toàn vì có nhiều tỏi. Để chế biến 1kg thịt sống, người ta phải cần đến một bát con có ngọn tỏi bóc lõi. Tỏi được giã dập, rồi trộn với thịt sống đã băm nhuyễn cho đều. Vì đã trộn một lượng tỏi lớn vào thịt, nên không cần vắt chanh vào thịt, không cần để lên men, có thể ăn ngay sau khi chế biến.

Tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh

Theo các bác sĩ, ăn thịt chưa đủ độ chín có thể nhiễm bệnh đường ruột do nhiễm khuẩn salmonella. Ngoài ra, nếu ăn phải thịt lợn nhiễm ấu trùng sán (còn gọi là lợn sán, lợn gạo) do lợn ăn phải trứng sán vào ruột thành ấu trùng, cũng có thể lây bệnh. Nguy hiểm hơn, ấu trùng sán lợn khi vào cơ thể người có khả năng ký sinh ở các cơ quan nội tạng, não, mắt, tủy sống, gây mỏi, giật cơ, lồi nhãn cầu, lệch trục nhãn cầu gây lác, gây rối loạn tim, nhức đầu, mất trí nhớ.

Thói quen ăn tiết canh, thịt chưa chín kỹ còn có thể gây bệnh giun xoắn, một loại ký sinh trùng đường ruột nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao cho người. Hay bệnh liên cầu lợn, một bệnh có thể gây truỵ mạch, suy đa tạng và nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời.

Trao đổi với phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống, BS. CK1 Đào Trọng Bích - Giám đốc Trung tâm y tế huyện Thái Thụy (Thái Bình) cho biết: Trung tâm y tế huyện đã dùng nhiều biện pháp tuyên truyền để người dân làng Vị Thủy nâng cao nhận thức về những nguy cơ lây nhiễm bệnh, nhất là hiện nay, liên tiếp có những ca mắc bệnh liên cầu lợn tại nhiều địa phương trên cả nước do ăn tiết canh, thịt lợn tái, sống, tuy nhiên, hiệu quả cũng chưa được triệt để. Ngành y tế chỉ có thể cấm và xử lý khi người dân bán nem chạo, táp dê ngoài chợ. Còn khi các món ăn này được dùng trong các bữa ăn, tiệc cưới… thì việc này là rất khó. Chính vì vậy, cần có sự vào cuộc của các ban, ngành chức năng, tuyên truyền để người dân hiểu và nên đưa vào quy định, hương ước của làng, xã thì việc thực hiện sẽ được triệt để hơn.

theo Sức Khỏe & Đời Sống

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC