Quảng Nam giám sát chặt tình trạng lưu hành vi rút cúm gia cầm
UBND tỉnh Quảng Nam đang triển khai việc lấy mẫu tại các chợ buôn bán gia cầm, cơ sở giết mổ gia cầm cũng như tại các hộ chăn nuôi gia cầm nhằm phát hiện sớm tình trạng nhiễm cúm A/H7N9.
http://image.bnews.vn/MediaUpload/Content/2017/02/23/072442_quang-tay-dng-cua-cho-gia-cam-song.jpgQuảng Nam tăng cường giám sát lưu hành vi rút cám gia cầm. Ảnh minh họa: EPA/TTXVN
Nhằm phát hiện sớm sự xâm nhập và lưu hành vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác lưu hành ở gia cầm được thu gom, buôn bán tại các địa phương có nguy cơ cao; phát hiện sớm gia cầm, sản phẩm gia cầm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Từ đó có các biện pháp ứng phó kịp thời, hạn chế dịch bệnh xảy ra và lây lan ra diện rộng; đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe con người.
UBND tỉnh Quảng Nam đang triển khai việc lấy mẫu tại các chợ buôn bán gia cầm, cơ sở giết mổ gia cầm cũng như tại các hộ chăn nuôi gia cầm.
Theo đó, ngành chức năng sẽ lấy mẫu tại các chợ và cơ sở giết mổ gia cầm gồm: chợ Hòa Hương (thành phố Tam Kỳ), chợ Vĩnh Điện (thị xã Điện Bàn), chợ Ái Nghĩa (huyện Đại Lộc)....
Tại các hộ chăn nuôi gia cầm, lực lượng thú y sẽ lấy mẫu tại các huyện, thị xã, thành phố: Tam Kỳ, Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành.
Đối tượng lấy mẫu gồm gà, vịt, ngan (vịt xiêm), chim cút đang nuôi tại các hộ chăn nuôi (nông hộ, gia trại, trang trại); thu gom về giết mổ tại các cơ sở/điểm giết mổ gia cầm; thu gom bán tại các chợ buôn bán gia cầm.
Để đảm bảo mẫu có tính chính xác cáo, lực lượng chức năng tiến hành lấy từ mẫu dịch ngoáy hầu họng (mẫu swab); mẫu phân gia cầm; mẫu nước gia cầm uống… với tổng số lượng mẫu cần lấy là 720 mẫu.
Sau khi thực hiện việc lấy mẫu, lực lượng thú y sẽ đưa mẫu đi xét nghiệm để có hướng xử lý kịp thời, không để lây lan dịch bệnh.
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam còn tổ chức lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm; trong đó, đối tượng lấy mẫu là thịt gia cầm sống, thịt gia cầm không rõ nguồn gốc, không có dấu kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y.
Sau đó, đưa đi xét nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu như vi sinh vật tổng số; định lượng vi khuẩn E.coli; phát hiện vi khuẩn Salmonella.
Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, để thực hiện tốt việc giám sát lưu hành vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác, UBND các địa phương Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình và Núi Thành cần tích cực chỉ đạo các đơn vị, địa phương liên quan tạo điều kiện và phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y triển khai kế hoạch giám sát.
Trên cơ sở thực tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham mưu kịp thời biện pháp can thiệp trong trường hợp có kết quả xét nghiệm mẫu dương tính với vi rút cúm và chia sẻ thông tin với ngành y tế để chủ động giám sát trên người; phối hợp với các ngành liên quan ở địa phương tổ chức giám sát chặt chẽ trên đàn gia cầm.
Gợi Ý Sản Phẩm
NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)
Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)