Phương pháp mới xác định độ tươi của cá đông lạnh

Các nhà nghiên cứu từ Nhật Bản, những người đang tìm kiếm cách thức đáng tin cậy để biết liệu cá đông lạnh là tươi hay không tại thời điểm đóng băng đã cho biết rằng quang phổ tự phát huỳnh quang kết hợp với mô hình đa biến thống kê có tiềm năng cao trong việc xác định độ tươi của cá trong trạng thái đông lạnh.

Các nhà nghiên cứu từ Nhật Bản, những người đang tìm kiếm cách thức đáng tin cậy để biết liệu cá đông lạnh là tươi hay không tại thời điểm đóng băng đã cho biết rằng quang phổ tự phát huỳnh quang kết hợp với mô hình đa biến thống kê có tiềm năng cao trong việc xác định độ tươi của cá trong trạng thái đông lạnh.

Tại Nhật Bản, biểu hiện sự tươi mới là yếu tố quyết định cơ bản và quan trọng cho sự chấp nhận và giá cả trên thị trường bởi vì các sản phẩm cá tươi sống có giá trị và ngon nhất thường thích hợp để được ăn sống như "Sashimi" và "Sushi". Mặt khác, việc dự toán trạng thái tươi mới của các sản phẩm thủy sản đông lạnh là rất quan trọng và rất khó xác định. Do đó, việc xác định độ tươi ban đầu của sản phẩm thủy sản trước khi chúng được đông lạnh là một thách thức lớn.

Tuy nhiên, cách thông thường để xác định độ tươi cá là bằng cách tính toán giá trị K dựa trên các thử nghiệm hóa học của các hợp chất nucleotide, một phương pháp rất mất thời gian.

Giáo sư Emiko Okazaki nói rằng: "Chúng ta cần ít nhất một hoặc hai ngày làm việc trong phòng thí nghiệm chuyên sâu để xác định liệu một mẫu cá có tươi trước khi được đóng băng hay không. Sẽ rất tuyệt với nếu có một công cụ thay thế để rút ngắn thời gian phân tích rất dài như vậy. Vì vậy, việc phát triển một phương pháp thông minh, nhanh chóng và đáng tin cậy là rất cần thiết trong nghiên cứu và ngành", bà nói thêm.

Tác giả đầu tiên, TS Gamal ElMasry, một đồng sự JSPS từ Ai Cập cho biết:" Khi các tín hiệu huỳnh quang từ cá đông lạnh được kiểm tra thay đổi đáng kể với tình trạng còn tươi ban đầu của chúng, quang phổ tự phát huỳnh quang như một công nghệ cảm biến thú vị đặc trưng bởi độ nhạy và độ chính xác cao làm cho phương pháp này trở thành một công cụ quan trọng và đầy hứa hẹn trong việc kiểm tra các sản phẩm thủy sản ngay cả trong trạng thái đông lạnh. Do đó, những thay đổi xảy ra trong các phân tử phát huỳnh quang trong quá trình suy thoái của cá trước quá trình đóng băng có thể được theo dõi bằng cách sử dụng tín hiệu huỳnh quang của chúng".

HIện nay, nhóm nghiên cứu này đang bước đầu tiến hành phát triển một hệ thống như vậy bằng cách phân tích các ma trận kích thích sự nhận dạng (EEMS) cá đông lạnh trong các điều kiện tươi khác nhau và đo giá trị độ tươi tham chiếu của chúng bằng sắc ký lỏng áp suất cao (HPLC).

"Chúng tôi đã phát hiện ra rằng có một số bước sóng kích thích cụ thể mà tại đó việc phát hiện độ tươi mới của cá đông lạnh có thể dễ dàng được nhận ra. Vấn đề là việc xác định các bước sóng phát ra hiệu quả nhất để di chuyển ứng dụng về phía trước hướng tới chế độ thời gian thực cho các ứng dụng trực tuyến", Giáo sư Shigeki Nakauchi giải thích.

Theo Bộ NN&PTNN

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC