Giải mã gien ruồi tê xê mang đến hy vọng cho nông dân châu Phi
Các nhà khoa học đã giải mã được mã gien của ruồi tê xê hút máu (tsetse fly), mở ra hy vọng rằng đột phá này sẽ giúp những nỗ lực trong tương lai nhằm kiểm soát một trong những bệnh gia súc có sức tàn phá mạnh nhất ở vùng châu Phi cận Sa-ha-ra lây lan qua côn trùng này.
Chuỗi gien của ruồi tê xê được sắp xếp và chú thích trong một nỗ lực quốc tế kéo dài 10 năm tại Phòng thí nghiệm Kiểm soát Côn trùng do Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tại thủ đô Viên, Áo cùng quản lý. Thành quả đạt được cho phép các nhà khoa học nghiên cứu tốt hơn gien của ruồi và chức năng của chúng, kiến thức sẽ là nền tảng cho nghiên cứu các con đường kiểm soát loài côn trùng gây hại này.
Chỉ được tìm thấy ở châu Phi, ruồi tê xê là sinh vật truyền bệnh cho các ký sinh trùng đơn bào gây ra bệnh trùng mũi khoan (trypanosomiasis), hay bệnh nagana, một bệnh gây tử vong ảnh hưởng đến 3 triệu động vật ở châu Phi mỗi năm, làm thiệt hại tài chính của nông dân và an ninh lương thực.
Bệnh dẫn đến tình trạng suy nhược mãn tính làm giảm khả năng sinh sản, tăng cân, sản lượng thịt và sữa, khiến gia súc mất sức cày kéo hay vận chuyển, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Người bị ruồi tê xê cắn có thể mắc bệnh ngủ châu Phi, có thể tử vong do không có cách cứu chữa.
Không có vắc xin phòng bệnh ngủ cho gia súc và người do loài ký sinh trùng này có thể tránh được hệ miễn dịch, do đó kiểm soát phương pháp chủ yếu qua bẫy, xử lý bằng thuốc trừ sâu và các chiến lược nhằm tạo ra con đực vô sinh.
Cùng với việc giải mã chuỗi gien, các nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm kiểm soát côn trùng của FAO/IAEA đã tập trung nghiên cứu mối liên hệ của ruồi tê xê với vi khuẩn cộng sinh, Wolbachia ở nhiều loài côn trùng ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của vật chủ, bao gồm sinh sản, hành vi giao phối và khả năng là một vật truyền nhiễm.
Những phát hiện đầu tiên về chuỗi gien ruồi tê xê sẽ được đăng tải trong tạp chí Science số ra ngày 25/4 với nhan đề ‘Sắp xếp chuỗi gien của ruồi tê xê (Glossina morsitans): sinh vật ký sinh gây bệnh Trypanosomiasis châu Phi’.
Bộ phận liên kết FAO/IAEA hiện đang hỗ trợ 14 nước châu Phi trong những nỗ lực giải quyết bệnh trypanosomiasis bằng cách kiểm soát quần thể ruồi tê xê thông qua kết hợp kỹ thuật côn trùng vô sinh với các phương pháp kiểm soát khác. Là một dạng kiểm soát tỉ lệ sinh của côn trùng, kỹ thuật này liên quan đến việc tạo ra hàng loạt ruồi giấm đực lai đã được khử trùng bằng phóng xạ liều thấp vào những vùng bị nhiễm khuẩn, nơi chúng giao phối với con cái hoang dã. Hành động này không tạo ra con, và kết quả là kỹ thuật này có thể tiêu diệt và, nếu được áp dụng một cách hệ thống trên cơ sở diện tích rộng, cuối cùng tiêu diệt quần thể ruồi hoang dã.
Ruồi tê xê đã được tiêu diệt thành công ở đảo Zanzibar bằng kỹ thuật côn trùng vô sinh và hiện đang được ngăn chặn ở miền nam Ê-thi-ô-pia. Vào tháng 1, Xê-nê-gan báo cáo những tiến bộ đáng kể ở những vùng nhiễm khuẩn ở Niayes bằng phương pháp này.
Thành lập vào năm 1964, Phòng liên kết FAO/IAEA về Kỹ thuật hạt nhân trong Thực phẩm và Nông nghiệp sử dụng tài năng và tài nguyên của cả hai tổ chức để mở rộng hợp tác giữa các nước thành viên trong áp dụng kỹ thuật hạt nhân và công nghệ sinh học liên quan nhằm cải thiện an ninh lương thực bền vững.
Thông Tin Khác
Trong và Ngoài Nước
CHUỖI HỘI THẢO VIETSTOCK CHUYÊN NGÀNH CHĂN NUÔI TẠI ĐỒNG NAI NGÀY 17/8/2023
1509-2023
Gợi Ý Sản Phẩm
NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)
Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)