Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Ngày 12-10, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã có Công điện khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm.

Ngày 12-10, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã có Công điện khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm.

Công điện nêu rõ, trong thời gian vừa qua, bệnh cúm gia cầm A/H5N1, A/H5N6 vẫn tiếp tục xảy ra rải rác trên đàn gia cầm nuôi nhỏ lẻ của hộ gia đình tại một số địa phương. Kết quả giám sát chủ động cho thấy vi-rút cúm A/H5N1 lưu hành rộng rãi trong đàn thủy cầm (năm 2014 là 4,13% mẫu dương tính, năm 2015 là 1,61%), một số mẫu giám sát phát hiện có vi-rút cúm A/H5N6 (năm 2015 là 4,87%). Do đó, nguy cơ phát sinh dịch cúm gia cầm là rất cao, đặc biệt trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa ở miền bắc và miền trung, mưa lũ ở miền nam như hiện nay.

Kết quả giám sát chủ động bệnh lở mồm long móng (LMLM) tại 11 tỉnh cũng cho thấy: có 17,97% mẫu xét nghiệm dương tính với kháng thể tự nhiên và 3,29 % mẫu xét nghiệm có vi-rút LMLM. Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, dịch LMLM cũng xảy ra rải rác tại một số địa phương. Riêng trong tháng 9-2015, toàn quốc đã phát hiện tám ổ dịch LMLM typ O và ba ổ dịch LMLM typ A tại địa bàn các tỉnh Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Yên, Đác Lắc, Đác Nông, Bình Dương, Sóc Trăng thuộc sáu vùng. Nguy cơ dịch lây lan ra diện rộng trong các vùng là rất cao.

Để khống chế nhanh và ngăn chặn kịp thời các ổ dịch phát sinh, không để dịch lây lan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các cấp và các Sở, ban, ngành liên quan của địa phương khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, đặc biệt chú trọng một số biện pháp sau:

Đối với các tỉnh, thành phố đang có ổ dịch: Củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo phòng, chống dịch để chỉ đạo, điều hành chung; công bố dịch theo đúng quy định; lấy mẫu gửi phòng xét nghiệm để chẩn đoán xác định bệnh; tập trung mọi nguồn lực nhanh chóng bao vây, dập tắt ổ dịch; tiêu hủy đàn gia cầm mắc bệnh, cách ly triệt để và đánh dấu trâu bò mắc bệnh để quản lý; giao cho chính quyền cấp xã, thôn quản lý chặt ổ dịch; tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực có ổ dịch; tổ chức tiêm phòng vắc-xin bao vây dịch; Quản lý chặt chẽ hoạt động giết mổ động vật nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với những tổ chức, cá nhân vận chuyển, giết mổ, buôn bán động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật nhiễm mầm bệnh, làm lây lan dịch bệnh. Thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời để ngăn chặn, kiểm soát việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật mẫn cảm với bệnh ra ngoài vùng có ổ dịch; đồng thời tiến hành tiêu độc, khử trùng các phương tiện giao thông đi qua khu vực có ổ dịch.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phối hợp với các Sở, ngành của địa phương rà soát, bổ sung kinh phí bảo đảm cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trong năm 2015; đồng thời khẩn trương xây dựng, phê duyệt kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh động vật năm 2016 (bao gồm kế hoạch chi tiết về kinh phí, nguồn lực, trang thiết bị, dụng cụ, kế hoạch dự phòng vắc-xin, kế hoạch xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh; các mục tiêu, nội dung, giải pháp, hoạt động cụ thể trong công tác phòng chống dịch, đặc biệt là hoạt động lấy mẫu giám sát chủ động;…) và gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thú y) trước ngày 31-10-2015.

Các địa phương chỉ đạo tăng cường công tác tiêm phòng vắc-xin, tiêm đúng đối tượng, sử dụng chủng loại vắc-xin phù hợp, bảo đảm tiêm đúng kỹ thuật, tiêm phòng đạt tỷ lệ theo quy định. Tăng cường công tác giám sát lâm sàng, phát hiện sớm ổ dịch để xử lý kịp thời, áp dụng các biện pháp chống dịch quyết liệt dập tắt nhanh ổ dịch khi dịch còn ở diện hẹp. Tăng cường công tác giám sát chủ động, tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm, cảnh báo dịch. Chủ động triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn; các tỉnh biên giới chú trọng công tác phòng, chống nhập lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về sự nguy hiểm của dịch bệnh động vật, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, nhân dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật. Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí địa phương dành thời lượng thích hợp để tuyên truyền.

Theo Báo Nhân Dân

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC