Thái Bình: Kịp thời ngăn chặn dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi

Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Thái Thụy (Thái Bình) xuất hiện tượng tôm nuôi chết do mắc bệnh đốm trắng gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Thái Thụy (Thái Bình) xuất hiện tượng tôm nuôi chết do mắc bệnh đốm trắng gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

 

 


UBND huyện Thái Thụy đã thực hiện cấp bách các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Tại các xã Thụy Trường, Thái Thượng, Thụy Hải (Thái Thụy) vừa xuất hiện tôm nuôi chết rải rác với diện tích hơn 1ha/13 ao đầm của 5 hộ nuôi. Theo kết quả kiểm tra của cơ quan chuyên môn tại một số ao đầm trên thì tôm chết do mắc bệnh đốm trắng.

Theo báo cáo của Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Thái Thụy, ngay sau khi nhận được thông tin có hiện tượng tôm chết xảy ra, ngày 5/5, Trạm đã phân công cán bộ xuống kiểm tra thực tế tại một số ao nuôi xuất hiện tôm chết rải rác.

Trong quá trình kiểm tra, cán bộ Trạm thấy tôm có dấu hiệu bơi nổi mặt nước, lờ đờ, dạt bờ, chết đáy, ruột không có thức ăn và tiến hành kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi như độ mặn, độ kiềm, độ pH, độ trong của nước. Trạm đã tiến hành lấy 1 mẫu bệnh phẩm tôm gửi Chi cục Chăn nuôi và Thú y làm xét nghiệm kết luận bệnh. Đến chiều cùng ngày Chi cục đã có kết quả trả lời mẫu bệnh phẩm dương tính với bệnh vi rút đốm trắng.

Đến nay, Trạm đã hướng dẫn các hộ có ao nuôi xuất hiện tôm chết các biện pháp xử lý bằng hóa chất Chlorine với tổng số lượng 320kg trên diện tích 10.100m3 mặt nước. Từ ngày 8/5 đến nay, trên địa bàn huyện chưa ghi nhận thêm hộ nuôi nào có tôm bị chết.

Theo nhận định của cơ quan chuyên môn huyện Thái Thụy, những ngày gần đây, thời tiết trên địa bàn huyện có diễn biến phức tạp, thay đổi thất thường, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch khá lớn kèm theo các trận mưa rào đầu mùa đã khiến môi trường ao nuôi biến đổi bất lợi, nhất là các yếu tố như độ pH, độ trong, độ mặn, ô xy… làm cho tôm nuôi yếu dần, giảm sức đề kháng và tạo điều kiện cho các dịch bệnh phát sinh, gây hại, nhất là bệnh đốm trắng.

Ông Đào Đức Viện, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Để chủ động phòng, chống và ngăn chặn kịp thời dịch bệnh ở tôm nuôi, nhất là bệnh đốm trắng, UBND huyện đã tích cực chỉ đạo các địa phương có diện tích tôm nuôi thực hiện cấp bách các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Theo đó, đối với các hộ nuôi có tôm bị bệnh đốm trắng khẩn trương thực hiện tận thu tôm đạt kích cỡ thương phẩm, thu gom xác tôm chôn đúng nơi quy định, không vứt xác tôm bừa bãi ra ngoài môi trường. Xử lý nước ao bị bệnh bằng hóa chất Chlorine nồng độ 30ppm (3kg/100m3 nước) giữ nước trong 7 – 10 ngày mới được xả ra ngoài môi trường. Với các hộ nuôi chưa có hiện tượng tôm chết thì trong thời điểm này không nên lấy nước vào ao nuôi.

Ngoài ra, UBND huyện đã lập tờ trình đề nghị tỉnh hỗ trợ 8.000kg Chlorine để cấp cho các địa phương thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh cho thủy sản vụ xuân hè năm 2018.

Theo moitruong.net.vn

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC