Tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản

Đó là nội dung chủ đạo tại cuộc họp của Bộ NN&PTNT với các ngành hàng và các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tại Hà Nội, ngày 30/3, tại Hà Nội.

Đó là nội dung chủ đạo tại cuộc họp của Bộ NN&PTNT với các ngành hàng và các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tại Hà Nội, ngày 30/3, tại Hà Nội.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, mặc dù dự báo năm 2015 kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tiếp tục tăng trưởng so năm 2014, dự kiến đạt 32 tỷ USD, nhưng thực tế, trong quý I/2015, xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn, giá trị xuất khẩu toàn ngành đạt 6,13 tỷ USD, giảm 13,2% so cùng kỳ năm ngoái; trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, thủy sản... đều giảm về cả khối lượng và giá trị.

http://thuysanvietnam.com.vn/uploads/article2/baiviet/thuongmai/web1099-.jpg
Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 2,92 tỷ đồng - Ảnh: Lê Hoàng Vũ


Tại cuộc họp, đại diện nhiều hiệp hội, ngành hàng như Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Chè Việt Nam, Hiệp hội Cao su Việt Nam... đã nêu các khó khăn trong việc xuất khẩu các mặt hàng của mình, như nhu cầu tiêu dùng của thị trường nhập khẩu giảm; các rào cản kỹ thuật của thị trường nhập khẩu, nhất là về vệ sinh an toàn thực phẩm; chi phí đầu vào cao; tỷ giá ngoại tệ thấp...

Riêng về lĩnh vực thủy sản, 3 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản giảm mạnh nhất trong 5 năm qua, giảm 20,6% so cùng kỳ năm 2014; trong đó, tôm giảm mạnh nhất 23%, cá tra 18%, cá ngừ hơn 14%. Nguyên nhân chính do thị trường đối thủ là Ấn Độ, Thái Lan đang vào vụ sản xuất, sản lượng tăng, giá lại cạnh tranh. Bên cạnh đó, phí vận tải cũng góp phần kéo sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp tụt xuống. Cùng đó, theo phản ánh của các doanh nghiệp, phí vận tải nước ta luôn cao hơn so các nước trong khu vực…

Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định, tháo gỡ thị trường là giải pháp cấp bách trong hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản; đồng thời, giao cho các ban, ngành tổng hợp ý kiến các hiệp hội, doanh nghiệp về thực trạng những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp trước ngày 15/4 để Bộ trưởng báo cáo với Chính phủ, từ đó có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Theo Báo Thuỷ Sản Việt Nam

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC