Thị trường đang cần gì ở tôm Việt?

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian qua, cả doanh nghiệp và người dân nuôi tôm đều gặp rất nhiều khó khăn.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian qua, cả doanh nghiệp và người dân nuôi tôm đều gặp rất nhiều khó khăn.

 

 


Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao của Tập đoàn Việt - Úc đạt chuẩn cơ sở an toàn dịch bệnh theo khuyến cáo của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE).

Đến nay, thị trường xuất khẩu tôm đã có những chuyển biến tích cực, giá tôm nguyên liệu cũng dần tăng trở lại.

Tuy giá tôm chưa được như kỳ vọng nhưng đây là những tín hiệu tốt giúp ngành nuôi, chế biến và xuất khẩu tôm dần ổn định trở lại và phát triển trong thời gian tới. Điều cần quan tâm lúc này, đó chính là đảm bảo tôm chế biến đáp ứng các tiêu chí, nhu cầu của các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, EU…

Một vài thị trường truyền thống của tôm Việt Nam đang hồi phục và đẩy mạnh nhập tôm trở lại. Nhưng xu hướng tiêu thụ tôm đã có những thay đổi. Điển hình như việc chuộng tôm size vừa và nhỏ 15g đến 20g/con (tương đương từ 60 đến 90 con/kg), mức giá vừa phải và dễ tiêu thụ tại các thị trường bán lẻ, siêu thị…

Còn với các size lớn tầm 30g đến 40g/con (tương đương 20 đến 40 con/kg), do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên các nhà hàng, khách sạn đóng cửa, nhu cầu ăn tôm lớn và giá cao hơn bắt đầu giảm. Trong khi đó, tại nước ta, tâm lý của người nuôi là thích nuôi tôm lớn vì bán được số ký nhiều.

Vì vậy người nuôi cần cân nhắc vì tôm từ 60 con/kg nuôi đến 20 con/kg thì thời gian nuôi lâu hơn, tốn lượng thức ăn rất lớn, tốn công chăm sóc mà lại rủi ro. Nếu giá đầu ra giữa 60 con và 20 con không chênh lệch nhiều thì không cần thiết nuôi đến kích cỡ lớn.

Đồng thời, nếu nuôi tôm size vừa và nhỏ thì người nuôi có thể thu hoạch nhiều vụ trong năm hơn do vòng quay sản xuất ngắn, chỉ từ 60-80 ngày.

 

 


Hướng nuôi tôm đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu, với size vừa phải, giá bán hợp lý.

Đây là thời điểm mà chính quyền các địa phương, doanh nghiệp đầu ngành cần có sự định hình lại thị trường phù hợp khi một số quy trình nuôi đang hướng đến tôm kích cỡ lớn, dẫn đến chi phí cao, lợi nhuận thấp.

Do đó, người nuôi phải tính toán kỹ từ việc lựa chọn tôm giống đến quy trình nuôi, trong đó tôm giống chiếm hơn 50% cho việc quyết định thành bại một vụ nuôi.

Từ sau khi Nghị định 04/2020 của Chính phủ về việc kiểm soát chặt chẽ và mạnh tay hơn với nguồn giống trôi nổi trên thị trường có hiệu lực, thì cả doanh nghiệp và bà con nuôi tôm đều hướng đến việc sử dụng các thương hiệu tôm giống lớn, lâu năm, có uy tín.

Các thương hiệu sản xuất, kinh doanh tôm giống lớn có sự đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng con giống, được xét nghiệm kỹ đảm bảo sạch bệnh 100%, tỷ lệ sống vượt trội, đồng thời số lượng mẫu nhiều, nuôi được mật độ dày, đáp ứng các kích cỡ theo nhu cầu thị trường…

Qua đó góp phần giúp người nuôi tôm tự tin hơn khi thả nuôi và có thể tính toán để đảm bảo nuôi với chi phí thấp.

 

 


Khu sản xuất giống chất lượng cao Việt - Úc đạt chứng nhận ASC, BAP, cơ sở an toàn dịch bệnh.

Ngoài ra, người nuôi, doanh nghiệp ngành tôm cũng cần thường xuyên cập nhật một số bộ tiêu chuẩn gồm tiêu chuẩn “cần phải có” (còn gọi là tiêu chuẩn “cứng”) là độ tin cậy của vệ sinh an toàn thực phẩm được bảo đảm; chất lượng được bảo đảm (dinh dưỡng, màu sắc, kích cỡ, mùi, vị ) và xu hướng “muốn có” (còn gọi tiêu chuẩn “mềm”) là đạo đức, môi trường và phúc lợi xã hội (cộng đồng, người lao động…); truy xuất nguồn gốc, phát triển bền vững, bảo vệ động vật...

Các chứng nhận ASC, BAP, MSC, CoC… hiện nay chính là cơ sở để đánh giá rõ ràng nhất về hoạt động. Và một điều chắc chắn rằng thị trường nào cũng đều quan tâm, đó là sản phẩm không tồn dư lượng kháng sinh để đảm bảo không còn lô hàng bị trả về từ các thị trường nhập khẩu tôm.

Bên cạnh các tiêu chí trên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản thay đổi chuyển hướng sang chuộng các sản phẩm thủy sản đóng hộp, sản phẩm đông lạnh, sản phẩm tiện dụng, dễ chế biến tại nhà hơn so với sử dụng thủy sản tươi sống…

Việt Nam hiện đang có lợi thế kiểm soát khá tốt tình hình dịch Covid-19, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh sau dịch. Trong khi đó các đối thủ là nguồn cung ứng tôm chính cho thế giới như Ấn Độ, Ecuador vẫn phải gồng mình chống chọi với đại dịch, mà chưa thể quay lại sản xuất kinh doanh, vì vậy đơn hàng sẽ chuyển sang Việt Nam nhiều hơn.

Đồng thời, Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ giúp ngành tôm Việt cạnh tranh tốt hơn ở EU, cùng với đó là thuế xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ thấp cũng là một lợi thế cho xuất khẩu tôm sang thị trường này.

Với những lợi thế trên cùng với sự nắm bắt và đáp ứng đúng nhu cầu thị trường thì ngành tôm Việt Nam sẽ vươn mình mạnh mẽ và tăng tốc trong các tháng cuối năm nay để đạt mục tiêu 3,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu tôm cho một năm 2020 nhiều khó khăn.

Theo báo Nông Nghiệp

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC