Tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh từ gia súc gia cầm lậu

Trên cả nước hiện có 7 ổ dịch cúm gia cầm, 17 ổ dịch long mồm lở móng trên gia súc, và 3 ổ dịch heo tai xanh chưa qua 21 ngày. Thời điểm cuối năm, tình hình buôn bán giết mổ gia súc, gia cầm lậu sẽ đe dọa nguy cơ bùng phát dịch.

Trên cả nước hiện có 7 ổ dịch cúm gia cầm, 17 ổ dịch long mồm lở móng trên gia súc, và 3 ổ dịch heo tai xanh chưa qua 21 ngày. Thời điểm cuối năm, tình hình buôn bán giết mổ gia súc, gia cầm lậu sẽ đe dọa nguy cơ bùng phát dịch.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến ngày 6/12, trên cả nước đang tồn tại nhiều ổ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Cụ thể: 7 ổ cúm gia cầm đang xảy ra tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi; 17 ổ dịch long mồm lở móng đang hoành hành tại Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Yên, Ninh Thuận; 3 ổ dịch heo tai xanh tại Cần Thơ, Sóc Trăng. Tất cả các ổ dịch trên đều chưa qua 21 ngày.

https://dantri4.vcmedia.vn/k:bfea87af75/2015/12/07/yte-1-1449482144785/tiem-an-nguy-co-dich-benh-tu-gia-suc-gia-cam-lau.jpg
Thịt heo vận chuyển không có giấy phép kiểm dịch bị tịch thu tiêu hủy tại TPHCM

Theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các ổ dịch cúm gia cầm vừa qua xảy ra chủ yếu trên đàn gia cầm nuôi tại một vài hộ chăn nuôi gia đình, chưa được tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm. Dịch lở mồm long móng xảy ra chủ yếu ở dạng nhỏ lẻ. Bệnh heo tai xanh xảy ra phổ biến trên những đàn heo chưa được tiêm phòng. Dự báo, từ này đến cuối năm thời tiết sẽ có những diễn biến phức tạp, tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút gây bệnh phát triển nên nguy cơ dịch phát sinh và lây lan là rất cao.

Trong khi đó, tình hình vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc gia cầm lậu chưa qua kiểm dịch lại đang có chiều hướng phức tạp, ngày càng gia tăng. Tại TPHCM, tuần qua Chi cục Thú Y thành phố đã phối hợp với các ban ngành liên quan, kiểm tra và xử lý hàng loạt vụ vi phạm liên quan đến vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không có giấy kiểm dịch chủ yếu từ các tỉnh chuyển vào thành phố.

Trong số 29 vụ vi phạm bị phát hiện, cơ quan chức năng tại các quận huyện cửa ngõ của thành phố như Thủ Đức, quận 12, Bình Tân, Củ Chi đã tiến hành xử phạt các đối tượng với số tiền gần 36,5 triệu đồng; xử lý và tiêu hủy hơn 500kg thịt heo; 120kg thịt gà làm sẵn; 480 con gia cầm sống; hơn 8.000 trứng gia cầm.

https://dantri4.vcmedia.vn/k:bfea87af75/2015/12/07/yte-2-1449482144809/tiem-an-nguy-co-dich-benh-tu-gia-suc-gia-cam-lau.jpg
Người dân không nên chế biến, sử dụng món tiết canh

Trước tình hình dịch bệnh đe dọa lây lan trên diện rộng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông khuyến cáo, các loại vi rút gây bệnh đang lưu hành trên đàn vật nuôi, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tấn công gây bệnh. Những địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao như: nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, cần giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm; kiểm soát và quản lý chặt việc vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch. Nghiêm cấm vận chuyển vật nuôi bị bệnh ra khỏi vùng dịch.

Từ nay đến cuối năm sẽ là thời điểm những loại cúm gia cầm có độc lực cao như: H5N1, H5N6 và một số chủng vi rút cúm có thể lây sang người như H7N9 sẽ gia tăng. Để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh, TS.BS Trương Đình Bắc, Phó cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo: Các chủng cúm nguy hiểm từ gia cầm và những loại bệnh trên đàn vật nuôi nói chung có thể lây sang người qua ăn uống và tiếp xúc trược tiếp. Do đó, các hộ chăn nuôi cần phải giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo an toàn thú y, thực hiện tiêm phòng cho gia súc, gia cầm; khi tiếp xúc với vật nuôi cần phải mang công cụ bảo hộ lao động, rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc hoặc chế biến thức ăn.

Các bệnh nhân mắc cúm A/H5N1, liên cầu khuẩn lợn,… theo thống kê của Bộ Y tế phần lớn đều liên quan đến tiếp xúc, giết mổ, ăn thịt, gia súc, gia cầm bệnh. Do đó, khi phát hiện vật nuôi bị bệnh, người dân tuyệt đối không được giết mổ, tiêu thụ mà cần thông báo đến cơ quan thú y địa phương để có giải pháp xử lý. Ngay cả gia cầm khỏe mạnh, đã qua kiểm dịch cũng cần phải nấu chín kỹ, tuyệt đối không sử dụng huyết gia cầm để chế biến món tiết canh. Các bà nội trợ chỉ mua và sử dụng những sản phẩm đã có dấu kiểm dịch của cơ quan thú y.

Nguồn tin: Báo Dân Việt

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC