Tôm chết hàng loạt, nhiều hộ dân mất trắng cơ nghiệp

Từ đầu tháng 6 trở lại đây, hàng trăm ha ao đầm nuôi tôm của người dân vùng bãi ngang Kim Sơn (Ninh Bình) gần đến ngày cho thu hoạch bỗng nhiên chết hàng loạt. Tình trạng tôm chết hàng loạt khiến nhiều hộ nuôi tôm mất ăn mất ngủ, nhiều hộ rơi vào cảnh trắng tay chỉ sau một đêm.

Từ đầu tháng 6 trở lại đây, hàng trăm ha ao đầm nuôi tôm của người dân vùng bãi ngang Kim Sơn (Ninh Bình) gần đến ngày cho thu hoạch bỗng nhiên chết hàng loạt. Tình trạng tôm chết hàng loạt khiến nhiều hộ nuôi tôm mất ăn mất ngủ, nhiều hộ rơi vào cảnh trắng tay chỉ sau một đêm.

http://image.laodong.com.vn/Uploaded/vudangthanhhai/2017_06_18/4-3_opt_BYQJ.jpg?width=440
Tôm sắp đến ngày cho thu hoạch thì chết hàng loạt khiến người nuôi đứng trước nguy cơ trắng tay. Ảnh: NGUYỄN TRƯỜNG

Tôm nuôi bất ngờ lăn ra chết

Ông Đinh Nhật Thành, xã Kim Đông, cho biết: Ngay từ đầu vụ tôm 2017, bà con ở đây đã tiến hành cải tạo vệ sinh ao đầm, kênh mương, dùng vôi bột để khử trùng, diệt tạp và bắt đầu thả tôm từ tháng 3.2017. Đến khoảng đầu tháng 6.2017, xuất hiện tình trạng tôm chết hàng loạt khiến nhiều hộ nuôi tôm mất ăn mất ngủ, nhiều hộ trắng tay chỉ trong một đêm.

Chị Nguyễn Thị Ngoan, xã Kim Trung, cho biết: "Gia đình tôi có 3ha nuôi tôm công nghiệp, ngay từ đầu vụ gia đình tôi đã tiến hành cải tạo vệ sinh ao đầm, kênh mương, dùng vôi bột để khử trùng, diệt tạp theo đúng quy trình kỹ thuật. Tôm giống và thức ăn cho tôm đều được lấy từ các công ty có uy tín đã qua kiểm dịch. Thời gian đầu tôm phát triển tốt, đến khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6, khi tôm được 60-70 ngày tuổi thì bắt đầu chết, chỉ sau 3-4 ngày là chết hàng loạt. Gia đình tôi phải cho xả đầm, thu hết bán đổ bán tháo cho thương lái, vớt vát lại vốn, tính ra mỗi ha gia đình tôi lỗ cả trăm triệu đồng”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Trường Thu - Chủ tịch UBND xã Kim Trung - cho biết: Vụ tôm năm nay, toàn xã có trên 700 hộ nuôi tôm với tổng diện tích 277ha. Trong đó, khoảng trên 40 hộ nuôi công nghiệp với diện tích 53,6ha, chủ yếu là nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Hiện tượng tôm chết hàng loạt bắt đầu từ đầu tháng 6, tỉ lệ tôm chết chiếm từ 80-90%. Đến nay, tổng diện tích thiệt hại của xã Kim Trung khoảng 149ha.“Chúng tôi đã yêu cầu các hộ dân tiến hành cải tạo lại ao đầm và dùng hóa chất để xử lý. Đồng thời, lập kế hoạch đề nghị các cấp, các ngành hỗ trợ về vốn, hóa chất, con giống và tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm… để người dân tiếp tục nuôi thả vụ mới” - ông Thu cho biết.

Tôm chết do nhiễm vi khuẩn gây hoại tử

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Kim Sơn: Toàn huyện có 956ha nuôi tôm, tập trung ở 3 xã Kim Hải, Kim Trung và Kim Đông. Trong đó, diện tích nuôi công nghiệp trên 150ha còn lại là nuôi quảng canh. Vụ 1 năm 2017, các hộ nuôi tôm ở khu bãi ngang đã thả trên 200 triệu con tôm giống, chủ yếu là tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

Năm nay, hiện tượng tôm chết với các dấu hiệu khác thường. Mọi năm tôm chỉ chết rải rác và hồi phục lại, số lượng tôm chết không đáng kể. Riêng năm nay tôm chết rất nhanh, chỉ sau 3-4 ngày là chết hàng loạt và đặc biệt không có lượng tôm hồi. Đến nay, đã có gần 600ha nuôi tôm của 1.053 hộ dân tại 3 xã Kim Hải, Kim Đông, Kim Trung có tôm bị chết. Trong đó, xã Kim Đông có diện tích tôm thiệt hại nhiều nhất là trên 330ha.

“Sau khi phát hiện tôm chết rải rác ở các hộ nuôi trên địa bàn huyện, chúng tôi đã phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh Ninh Bình lấy 8 mẫu bệnh gửi đi xét nghiệm tại Trung tâm Chuẩn đoán Thú y Trung ương. Kết quả cho thấy, tôm đã bị nhiễm vi khuẩn V parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND)” - ông Trần Anh Khôi - Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Kim Sơn - nói. Trước thực trạng tôm chết hàng loạt, Phòng NN&PTNT huyện Kim Sơn khuyến cáo người dân nên tổ chức thu hoạch đối với các diện tích tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm.

Ngoài ra, tiến hành xử lý, quản lý chất lượng nguồn nước trong ao nuôi và có biện pháp che nắng cho diện tích ao nuôi vào các thời điểm thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài…

Theo báo Lao Động

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC