Vẫn coi thường thú y thủy sản?

Ngày 29/7, tại TP.HCM, Tổng cục Thủy sản tổ chức hội nghị sơ kết nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm 2014. Những thông tin tại hội nghị cho thấy công tác thú y thủy sản vẫn bị coi nhẹ ở nhiều tỉnh, TP.

Nặng trên cạn, nhẹ dưới nước

Theo ông Trần Đình Luân, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), 6 tháng đầu năm 2014, sản lượng thu hoạch tôm tăng so với cùng kỳ 2013. Tăng mạnh nhất là tôm thẻ chân trắng với sản lượng thu hoạch gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

 

 

Thu hoạch tôm ở Sóc Trăng (Ảnh: Lê Hoàng Vũ)

Nhìn chung, trong nửa đầu năm nay, nuôi tôm ở nước ta đã thành công về mặt sản lượng. Tuy nhiên, dịch bệnh trên tôm vẫn đang tiếp tục đe dọa nhiều vùng nuôi tôm. Ông Luân cho biết, ngoài Sóc Trăng và Nghệ An, mới đây Quảng Ninh là tỉnh thứ 3 đã phải công bố dịch bệnh trên tôm.

Dịch bệnh chủ yếu là bệnh đốm trắng. Đến ngày 18/7, cả nước đã có 21.860 ha tôm bị bệnh, trong đó bệnh đốm trắng là trên 15.000 ha. Sóc Trăng là tỉnh có diện tích tôm bệnh nặng nề nhất khi chiếm trên 50% diện tích tôm bệnh của cả nước.

Đến nay, đã có 20 tỉnh có dịch bệnh tôm. Số tỉnh có dịch bệnh tôm tuy ít hơn cùng kỳ năm ngoái, nhưng diện tích tôm bệnh lại tăng 1,65 lần.

Dịch bệnh như vậy nhưng kinh phí phòng chống dịch rất eo hẹp. Về phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn, năm nay tỉnh Đồng Nai chi 67 tỷ đồng. Các tỉnh Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, mỗi tỉnh cũng bố trí vài chục tỷ đồng.

Trong khi đó, Sóc Trăng là tỉnh trọng điểm của cả nước về nuôi tôm với diện tích trên 50 ngàn ha, nhưng kinh phí cho công tác thú y thủy sản rất thấp, chỉ vỏn vẹn 277 triệu đồng. TP Đà Nẵng chỉ giao kinh phí 10 triệu đồng.

8 tỉnh, TP có kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản nhưng lại không được bố trí kinh phí. Và còn tới 42 tỉnh, TP không có kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản. Do đó, đại diện Cục Thú y phải đặt câu hỏi: "Không rõ các tỉnh, TP ấy làm gì, kinh phí ở đâu để triển khai công tác thú y thủy sản?".

Tình trạng không có kế hoạch và không bố trí kinh phí cho công tác thú y thủy sản, đã góp phần không nhỏ khiến cho nhiều diện tích thủy sản bị thiệt hại nặng nề, gây tổn thất hàng nghìn tỷ đồng.

Khi dịch bệnh xuất hiện, các địa phương hoàn toàn bị động, không kịp thời triển khai các biện pháp chống dịch như không lấy mẫu hoặc lấy mẫu rất ít nên không rõ do dịch bệnh hay do yếu tố môi trường, thời tiết, vì vậy không có cơ sở cho việc chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn các biện pháp chống dịch.

Cũng do quá thiếu kinh phí, mà theo ông Luân, công tác quan trắc môi trường ở các vùng nuôi hiện nay chỉ mang tính tượng chưa, chưa có tác dụng cảnh báo sớm cho người nuôi. Liên quan tới vấn đề này, đại diện Chi cục Thủy sản Ninh Thuận cho hay, công tác quan trắc môi trường chỉ tập trung vào các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa, là những chỉ tiêu không tác động nhiều tới dịch bệnh trên tôm. Còn chỉ tiêu vi sinh (tác nhân chủ yếu gây bệnh tôm) lại chưa được chú ý.

Bên cạnh đó, do giá tôm tăng cao, khiến tình trạng nông dân xé rào nuôi tôm ngoài quy hoạch đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương. Ông Võ Minh Thiên, Phó Chi cục trưởng Chi cục NTTS Sóc Trăng cho biết, trên địa bàn tỉnh này, nhiều nông dân đã đào ao ngay giữa ruộng mía hay giữa ruộng lúa để nuôi tôm thẻ chân trắng.

Tăng cường phòng chống dịch bệnh

Theo ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, mặc dù 6 tháng đầu năm nay, sản lượng tôm nuôi tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng mới chỉ đạt 46% kế hoạch năm. Vì vậy, trong 6 tháng cuối năm phải tiếp tục đẩy mạnh nuôi tôm ở các địa phương. Trong đó, công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh là rất quan trọng.

Hiện đã có một số địa phương làm tốt công tác thú y thủy sản, điển hình như Hà Tĩnh. Ông Nguyễn Huy Điền cho biết, mỗi ngày, vào 16h30 Chi cục Thú y Hà Tĩnh phải báo cáo tình hình dịch bệnh cho PGĐ Sở NN-PTNT phụ trách thủy sản. PGĐ Sở lại báo cáo lên Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách nông nghiệp.

Qua đó, lãnh đạo tỉnh và Sở luôn nắm sát được diễn biến dịch bệnh trên địa bàn để có hướng giải quyết kịp thời. Mỗi cán bộ thú y, thủy sản lại được phân công theo dõi một xã có nuôi thủy sản. Nếu xã đó xảy ra dịch bệnh, cán bộ đó sẽ bị phê bình, kỷ luật ngay. Nhờ vậy, Hà Tĩnh đã kiểm soát được khá tốt dịch bệnh trên tôm nuôi.

Nhìn chung, dịch bệnh trên tôm vẫn rất phức tạp, gây thiệt hại lớn. Theo đại diện cơ quan Thú y vùng 6, trong công tác phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi hiện nay, hầu hết các địa phương đều nghiêng hẳn về động vật trên cạn mà coi nhẹ động vật dưới nước

theo NNVN

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC