Nhiều thành tích nổi bật của ngành thú y năm 2015

Ngày 18/12/2015, Cục Thú y tổ chức Hội nghị tổng kết công tác 2015 và triển khai kế hoạch 2016, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị. Nhiều thành tích nổi bật của ngành thú y năm 2015

Ngày 18/12/2015, Cục Thú y tổ chức Hội nghị tổng kết công tác 2015 và triển khai kế hoạch 2016, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị. Nhiều thành tích nổi bật của ngành thú y năm 2015

http://nongnghiep.vn//upload//Article/thanhnb/2015/12/21/image001-1.jpg
Thứ trưởng Vũ Văn Tám chỉ đạo tại hội nghị.

Thứ trưởng và các đại biểu tham dự Hội nghị đã đánh giá cao kết quả đạt được của ngành thú y trong năm vừa qua, cụ thể như sau:

1. Đối với công tác chỉ đạo, điều hành:

Trong vài năm qua, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Cục Thú y đã phối hợp chặt chẽ với Sở NN&PTNT, Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trong cả nước trình Bộ hoặc ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành trên cơ sở phát hiện những tồn tại, bất cập trong công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản, VSATTP,…; hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh chủ động, do vậy đã tạo được thế chủ động, đạt hiệu quả cao trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật, thủy sản.

2. Đối với công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm: Về dịch cúm gia cầm:

Tính đến ngày 15/12/2015 cả nước chỉ có hơn 50 nghìn con gia cầm phải tiêu hủy (so với năm 2014, số gia cầm phải tiêu hủy giảm gần 5 lần), số vắc xin cúm dự phòng chỉ sử dụng có hơn 11 triệu liều và không có người bị mắc bệnh cúm gia cầm.

Về dịch tai xanh ở lợn: Từ giữa năm 2013 đến tháng 9/2015 (sau 26 tháng) cả nước đã kiểm soát rất tốt đối với dịch bệnh tai xanh ở lợn. Tuy nhiên, từ tháng 10 - 11/2015, cả nước đã xuất hiện một số ổ dịch tai xanh tại một số tỉnh; số lợn mắc bệnh, tiêu hủy hơn 1.200 con và vắc xin tai xanh dự phòng chỉ sử dụng có 20 nghìn liều (trong suốt 3 năm qua, vắc xin tai xanh dự phòng mới sử dụng có 0,5 triệu liều/1 triệu liều dự phòng). Hiện tại, cả nước chỉ còn 01 ổ dịch tai xanh tại thành phố Cần Thơ (có 26 lợn mắc bệnh, tiêu hủy từ 30/11/2015 và đã qua 18 ngày không phát sinh bệnh).

Về bệnh Lở mồm long móng gia súc: Năm 2015, cả nước có hơn 3.600 con gia súc mắc bệnh, số gia súc tiêu hủy hơn 300 con (chủ yếu là lợn chiếm tỷ lệ 93%), dịch xẩy ra nhỏ lẻ ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây nguyên.

Về bệnh dại: Năm 2015, cả nước có hơn 293 nghìn người bị chó cắn phải đi điều trị dự phòng (giảm gần 40 nghìn người so với 2014) và có 69 người tử vong (giảm 33 người so với năm 2013 và tương đương với 2014). Nguyên nhân là do có sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ NN&PTNT và Bộ Y tế, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống thú y, y tế và của chính quyền các cấp; đồng thời có sự hỗ trợ tích cực về nguồn lực của Tổ chức Thú y thế giới và FAO.

3. Đối với công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh (ATDB):

Năm 2015, Cục Thú y đã chỉ đạo tích cực các đơn vị thuộc Cục phối hợp với các Chi cục Thú y địa phương hướng dẫn các doanh nghiệp chăn nuôi gia súc, gia cầm xây dựng cơ sở ATDB; đồng thời đã lấy mẫu xét nghiệm, thẩm định và chứng nhận cho 880 cơ sở ATDB (tăng 280 cơ sở so với 2014).

4. Đối với công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản:

Về bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp: Tổng diện tích tôm nuôi nước lợ bị bệnh là 15.800 ha (giảm hơn 49% so với 2014), trong đó: (1) Bệnh đốm trắng chỉ có 5.237 ha bị bệnh (chiếm 0,77% tổng diện tích thả nuôi) và chỉ bằng 23% so với năm 2014; (2) Bệnh hoạt tử gan tụy cấp có 9.284 ha bị bệnh (chiếm hơn 1,3% tổng diện tích thả nuôi). Nguyên nhân là do, Cục Thú y đã tham mưu cho Bộ NN&PTNT và BCĐQGPCDB trên tôm nuôi nước lợ tổ chức nhiều cuộc họp và hội thảo khoa học và thành lập nhiều tổ công tác đến các tỉnh trọng điểm nuôi tôm như Sóc Trăng, Bạc Liêu,… để tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch và lấy gần 9.000 mẫu ở 230 cơ sở nuôi tôm giống, thương phẩm để giám sát mầm bệnh và cảnh báo.

Về phòng chống dịch bệnh trên cá tra: Năm 2015, chỉ có 542 ha cá tra bị bệnh, chủ yếu là bệnh xuất huyết (338 ha) và gan thận mủ (hơn 77 ha) và một số bệnh khác (chỉ bằng 36% so với 2014). Cục Thú y đã thành lập 3 tổ công tác trực tiếp hướng dẫn phòng chống dịch và sẽ lấy hàng nghìn mẫu để giám sát mầm bệnh tại 3 tỉnh nuôi cá tra trong điểm (Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre) để phục vụ xuất khẩu.

Ngoài ra, các công tác khác như thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, VSATTP,… đã và đang có nhiều chuyển biến hơn so với năm 2014.

Theo báo NNVN

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC