Vì sao giá heo hơi “ngựa quen đường cũ”?

Sau khi nhập khẩu heo hơi Thái Lan, giá trên cả 3 miền lại tiến gần mốc 100.000 đồng/kg…

Sau khi nhập khẩu heo hơi Thái Lan, giá trên cả 3 miền lại tiến gần mốc 100.000 đồng/kg…

 

 


Ảnh minh hoạ

Vẫn còn đó những bất an về cung cầu trên thị trường, do giá heo hơi nhập khẩu gần bằng giá trong nước, thiếu con giống để tái đàn, dịch bệnh bùng phát… khiến giá heo hơi trong nước lại tiến về mốc 100.000 đồng/kg như lúc trước khi nhập heo hơi từ Thái Lan.

Ngày 14/7, tại miền Bắc giá heo hơi dao động từ 88.000 - 92.000 đồng/kg.

Cụ thể, tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định giá heo được thu mua từ 90.000 - 92.000 đồng/kg. Tại tỉnh Ninh Bình, Thái Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang giá heo hơi dao động ở mức thấp hơn từ 88.000 - 89.000 đồng/kg.

Tại miền Trung và Tây Nguyên giá heo hơi tiếp tục tăng mạnh tại nhiều địa phương, như tại Bình Thuận tăng 3.000 đồng/kg lên mức 93.000 đồng/kg. Tại Bình Định, Ninh Thuận tăng 1.000 đồng/kg và dao động từ 85.000 - 86.000 đồng/kg.

Trong khi đó, tại miền Nam giá heo hơi tăng từ 1.000 - 4.000 đồng/kg và dao động từ 84.000 - 92.000 đồng/kg.
Cụ thể, tại Tiền Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau đồng loạt tăng từ 1.000 - 2.000 đồng/kg, đưa giá heo hơi tại các địa phương này lên mức 86.000 – 87.000 đồng/kg. Tại Trà Vinh, Đồng Nai đang ở mức 90.000 - 92.000 đồng/kg…

Cung vẫn không đủ cầu

Theo ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, heo hơi trong nước có 3 giai đoạn tăng giá: trước khi có tin nhập khẩu giá heo hơi trong nước đứng ở mức trên 90.000 đồng/kg; khi thông tin nhập heo hơi Thái Lan được công bố và những ngày mới nhập về giá trong nước có xuống, và dao động trong từ 82.000 - 85.000 đ/kg; tuy nhiên, do lượng nhập nhỏ giọt, không đáng kể so với nhu cầu nên giá tăng trờ lại và đang ở mức cao như hiện nay.

“Từ ngày 12/6 đến nay lượng heo nhập về rất ít nên thị trường tiếp tục thiếu hàng và do giá heo nhập khẩu tương đương trong nước nên giá heo nội địa tăng trở lại trên 90.000 đồng/kg. Cụ thể, tỉnh Đồng Nai nhu cầu rất lớn nhưng chỉ nhập 317 con, cung không đủ cầu giá heo hơi đã tăng trở lại”, ông Đoán cho biết.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cho biết, có 3 giải pháp giảm giá thịt heo gồm nhập thịt heo đã giết mổ, nhập heo giống bố mẹ và heo sống về giết thịt. Trong đó, tái đàn tăng đàn là giải pháp căn cơ nhất kể cả trước mắt và lâu dài.

Song, mọi việc diễn ra không như mong muốn của ngành chức năng do 3 nguyên nhân: thiếu con giống; bệnh dịch tả heo châu Phi vẫn tiếp tục hoành hành và tâm lý ngại tái đàn của người chăn nuôi.
“Bây giờ muốn đầu tư vào con heo cần một lượng tiền rất lớn nhưng khả năng thất bại lại rất cao vì dịch tả heo châu Phi vẫn còn sẽ tấn công làm heo chết mà đa số người chăn nuôi không mạnh dạn tái đàn.

Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là vaccine phòng dịch tả heo châu Phi. Chính vì chưa có vaccine mà người chăn nuôi trên cả nước chưa muốn tái đàn do lo ngại dịch bệnh này sẽ “đánh sập” ngành chăn nuôi thêm lần nữa”, ông Đoán nói.

Cuối năm 2020 sẽ có vaccine phòng dịch tả heo châu Phi?

Cùng với giá heo hơi tăng, mới đây, một hộ chăn nuôi heo quy mô lớn ở Vĩnh Long phải tiêu hủy 39 con heo vì phát hiện trong đàn có 4 con bị chết do dương tính với dịch tả heo châu Phi.

Sau khi có kết quả dương tính, đoàn công tác đã tiến hành tiêu hủy thêm 39 con heo được nuôi chung chuồng với 4 con đã chết có dấu hiệu nhiễm bệnh, đồng thời thực hiện khử trùng khu vực chăn nuôi, theo dõi 54 con heo còn lại nuôi khác chuồng.

Hiện Trung tâm Nghiên cứu vaccine của Học viện Nông Nghiệp Hà Nội và Công ty NAVETCO TP.HCM, và một số công ty nước ngoài cũng đang nghiên cứu vaccine phòng dịch tả heo châu Phi, nếu thành công và sớm nhất cũng phải cuối năm 2020 mới có.

Tuy nhiên, tới thời điểm này vẫn chưa có đơn vị cho thử nghiệm vaccine rộng rãi bên ngoài. Vì vậy khả năng cuối năm 2020 có vaccine là khó có thể.

Có thể nói giai đoạn này là một cuộc khủng hoảng lớn đối với ngành chăn nuôi. Các cơ quan chức năng đang đi tìm các giải pháp, có những giải pháp đã được thực hiện trong mấy tháng qua. Song, các giải pháp này vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Đó là thực trạng của ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay.

“Lúc trước nhập thịt đông lạnh không thành công, rồi nhập heo hơi cũng không như mong muốn, khuyến khích tái đàn thì khan hiếm con giống, nhưng quan trọng hết vẫn là vấn đề dịch bệnh. Khi nào có vaccine phòng dịch tả châu Phi thì ngành chăn nuôi mới đi vào ổn định và phát triển bền vững”, ông Đoán nhấn mạnh.

Tháng 6/2020 tổng đàn heo của cả nước giảm khoảng 7,5% so với tháng 6/2019; sản lượng thịt heo xuất chuồng 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt trên 1,6 triệu tấn, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó, quý II/2020 đạt 816,2 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo báo bizlive.vn

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC