Axit hóa đại dương và nước ngọt làm chậm tốc độ tăng trưởng của cá hồi hồng
Theo một nghiên cứu mới từ UBC, cá hồi hồng bắt đầu cuộc sống ở vùng nước ngọt với nồng độ các-bon đi-ô-xit cao, gây ra hiện tượng axit hóa, thường nhỏ hơn và có thể ít có khả năng tồn tại được.
Những rủi ro của quá trình axit hóa đại dương trên loài sinh vật biển đã được nghiên cứu rộng rãi, nhưng tác động của quá trình axit hóa nước ngọt vẫn chưa được hiểu rõ. Nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu đầu tiên xem xét cách thức nồng độ các-bon đi-ô-xit gia tăng gây ra bởi biến đổi khí hậu có thể tác động đến cá nước ngọt.
"Hầu hết các công trình nghiên cứu về axit hóa là ở đại dương, nhưng 40% trong tổng số các loài cá là cá nước ngọt. Chúng tôi cần phải suy nghĩ về cách thức các-bon đi-ô-xit đang ảnh hưởng đến các loài nước ngọt", Colin Brauner - giáo sư tại Khoa Động vật học tại UBC nói. "Chúng tôi nhận thấy rằng quá trình axit hóa nước ngọt ảnh hưởng đến cá hồi hồng và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh tồn và cuối cùng quay trở lại bãi sinh sản ở vùng nước ngọt của chúng".
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Climate Change, đã thử nghiệm cách thức cá hồi con ứng phó với nước ngọt và nước đại dương với nồng độ các-bon đi-ô-xit được dự báo 100 năm trong tương lai. Các nhà nghiên cứu theo dõi cá hồi trong mười tuần, từ trước khi chúng nở đến sau khi chúng di chuyển đến vùng nước biển.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những con cá hồi này nhỏ hơn và khả năng ngửi thấy mùi nước của chúng đã bị suy giảm – điều quan trọng để trở lại bãi sinh sản của chúng vào cuối chu kỳ sống và cảm nhận về tính nguy hiểm và khả năng ứng phó. Ngay khi cá hồi đến độ tuổi này, chúng thường bắt đầu di chuyển về phía biển, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy chúng ít có khả năng sử dụng oxy để hoạt động, có thể sẽ gây tổn thương cho khả năng tìm kiếm thức ăn của chúng, tránh kẻ thù và di cư.
"Sự gia tăng các-bon đi-ô-xit trong nước thực sự là khá nhỏ từ góc độ hóa học, vì vậy chúng tôi đã không mong đợi sẽ chứng kiến nhiều ảnh hưởng", Michelle Ou – tác giả chính của nghiên cứu cho biết. "Tăng trưởng, đặc điểm sinh lý và hành vi của những con cá hồi hồng đang phát triển bị rất nhiều ảnh hưởng bởi những thay đổi nhỏ".
Brauner và Ou nghiên cứu cá hồi hồng vì nó là loài cá hồi phong phú nhất ở bờ biển phía Tây và có tầm quan trọng về kinh tế và sinh thái. Cá hồi hồng tiến vào đại dương ở kích thước nhỏ nhất trong số tất cả những con cá hồi Thái Bình Dương và do đó có thể nhạy cảm nhất với quá trình axit hóa vùng nước. Cần phải nghiên cứu thêm để kiểm tra tác động lâu dài của axit hóa nước ngọt và đại dương tới tất cả các loài cá hồi.
Theo Bộ NN&PTNT
Gợi Ý Sản Phẩm
NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)
Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)