Bướm có thể nâng cao hiệu quả của tấm năng lượng mặt trời
Bằng cách bắt chước tư thế hình chữ V của bướm, các nhà nghiên cứu cho hay loài bướm có thể tăng cường tính hiệu quả của tấm năng lượng mặt trời.
Tích lũy nhiều hơn với nguồn đầu vào ít hơn là chìa khóa để tạo ra các công nghệ năng lượng tái tạo có hiệu quả kinh tế. Ngày nay, các loài côn trùng có cánh đang chung tay góp sức giúp các kỹ sư đẩy mạnh sự phát triển của lĩnh vực năng lượng.
Các loài bướm khai thác năng lượng mặt trời để sưởi ấm đôi cánh trước khi bay. Tuy nhiên, trong những ngày nhiều mây, loài bướm cải (Pieris rapae) có xu hướng bay lên không trung nhanh hơn đồng loại. Các nhà khoa học tin rằng thời gian sưởi ấm cánh nhanh chóng của loài bướm này là nhờ tư thế hình chữ V độc đáo nhằm tập trung năng lượng mặt trời vào phần ngực.
Tư thế chữ V, với độ nghiêng cánh 17 độ, tạo điều kiện để loài bướm nhỏ bé làm tăng nhiệt độ đôi cánh thêm 7,3 độ C.
Khi các nhà nghiên cứu tái tạo cấu trúc giống như đôi cánh này với các tế bào quang điện bên trong tấm năng lượng mặt trời, họ có thể thúc đẩy sản xuất năng lượng tăng thêm 50%. Theo chi tiết đăng trên tạp chí Báo cáo Khoa học, thành tựu đạt được là cải thiện gấp 17 lần tỷ lệ năng lượng – trọng lượng của tấm năng lượng mặt trời. Điều này hứa hẹn khả năng thúc đẩy hiệu quả năng lượng mặt trời và phát triển công nghệ này đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo Bộ NN&PTNT
Thông Tin Khác
Trong và Ngoài Nước
Bổ sung thêm xylanase từ vi khuẩn vào khẩu phần ăn có chứa cám gạo của lợn làm tăng giá trị năng lượng
2505-2016
Gợi Ý Sản Phẩm
NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)
Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)