Cá hồi nuôi có tốc độ bơi chậm hơn so với cá hồi hoang dã nên dễ bị săn bắt hơn
Nghiên cứu đánh giá khả năng của các trại giống trong giảm thiểu những xáo trộn trong các quần thể cá tự nhiên hơn một thế kỷ qua.
Kristy Bellinger đã thực hiện nghiên cứu này để phục vụ cho công trình nghiên cứu tiến sĩ ngành động vật học, cho biết: các trại giống truyền thống thường lai tạo ra những con cá lớn với tốc độ bơi cần thiết để thoát khỏi kẻ thù trong tự nhiên.
Việc sử dụng các trại sản xuất giống để hỗ trợ cho sự sụt giảm về số lượng của cá hồi hoang dã và cá hồi đầu cứng (steelhead) vẫn còn đang gây tranh cãi, Bellinger nói. Chúng có một vai trò giống như vừa là một phần của giải pháp bổ sung nguồn lợi đã bị cạn kiệt vừa là một trở ngại cho sự phát triển của các quần thể tự nhiên bởi các nhà lai tạo giống thường lai tạo ra những con cá có hình dáng và hành động khác với những con cá họ hàng hoang dã của chúng.
Bellinger đã tiến hành nghiên cứu cùng với Gary Thorgaard - nhà di truyền cá được công nhận cấp quốc gia và là giáo sư công tác tại Khoa Sinh học của trường Đại học bang Washington, và cố vấn của ông là Phó giáo sư Patrick Carter. Công trình nghiên cứu của họ được công bố trên tạp chí Nuôi trồng thủy sản.
Nghiên cứu sử dụng một loại bẫy tốc độ để bẫy cá, một thùng chứa bằng nhựa dài 1 mét chứa đầy nước và trang bị cảm biến điện tử. Suốt 10 tuần, Bellinger lặp lại việc vận hành 100 dòng vô tính gây nuôi (tương tự về di truyền) và cá hồi vân bán hoang dã qua thùng chứa này, ghi giờ tốc độ bơi của chúng và theo dõi tăng trưởng của chúng từ tuần này sang tuần khác. Cá hồi vân dòng vô tính đã được nhân giống trong khuôn viên của trường Đại học bang Washington.
Cá thuần có xu hướng phát triển nhanh hơn. Nhưng trong khi kích thước của chúng tăng lên thường được xem như là một dấu hiệu của sự vận động phù hợp, thì các nhà nghiên cứu lại nhận thấy rằng điều đó không liên quan tới tốc độ bơi.
Cá có độ thuần cao có kích thước cơ thể lớn hơn nhưng tốc độ bơi chậm hơn so với các dòng hoang dã nhỏ hơn, Bellinger cho biết. Trực quan cho thấy rằng càng cho chúng ăn nhiều thì chúng sẽ phát triển hơn, phát triển nhanh hơn, và đó là những gì chúng ta thấy ở mỗi dòng vô tính. Tuy nhiên, giữa các dòng này, cá thuần có kích thước lớn hơn nhưng lại chậm chạp hơn.
Trong thế kỷ qua, các trại giống đã trở thành một chỗ dựa chính cho nghề câu cá giải trí, cung cấp hàng triệu con cá hồi và các loài thuộc họ cá hồi khác để nuôi trong hồ và suối. Gần đây hơn, các trại giống đã được xem như là công cụ trong việc bảo tồn trữ lượng tự nhiên. Tiểu bang Washington có hơn 200 trại sản xuất giống, phần lớn các trại này sản xuất ra các giống cá hồi di cư và cá hồi đầu cứng, cá hồi biển, và khoảng một phần tư sản xuất cá hồi và các loài cá phục vụ giải trí khác.
Bellinger cho biết, các nhà quản lý sản xuất giống có xu hướng chọn lọc ra những con cá lớn.
Người quản lý cá muốn có nhiều lợi nhuận, nhưng nếu tăng kích thước của cá mà không cân đối tốc độ bơi nước rút của chúng, như các dữ liệu của nhóm nghiên cứu cho thấy, thì nhóm nghiên cứu cho rằng sau đó cá ương nuôi sẽ bị những kẻ săn mồi chọn bắt bởi tốc độ bơi của chúng chậm hơn, khiến cho quá trình bổ sung cá bản địa với cá ương nuôi là một công cụ hiệu quả cho việc bảo tồn và là một sự lãng phí tiền bạc.
M.T. (Theo Sciencedaily)
Nguồn Bộ NN&PTNT
Thông Tin Khác
Trong và Ngoài Nước
Các nhà khoa học xác định hệ gien của loài ruồi ký sinh gây hại trên gia súc ở Ôx-trây-li-a
0107-2015
Trong và Ngoài Nước
Các nhà khoa học tìm ra chế độ ăn hoàn toàn dựa trên thực vật cho ngành nuôi trồng thủy sản
2710-2014
Trong và Ngoài Nước
Nghiên cứu ước tính sự di chuyển của gia súc làm sáng tỏ nguy cơ mắc bệnh
0608-2015
Gợi Ý Sản Phẩm
NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)
Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)