Các nhà nghiên cứu chứng minh cá có cảm xúc và ý thức
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Autònoma de Barcelona (Tây Ban Nha) cùng với các nhà khoa học từ Đại học Stirling và Đại Bristol (Vương quốc Anh) đã lần đầu tiên quan sát thấy một sự gia tăng nhiệt độ cơ thể từ hai đến bốn độ C ở cá mú vằn, khi chúng phải thích ứng với các tình huống căng thẳng.
Hiện tượng này được gọi là “sốt cảm xúc”, vì nó liên quan đến những cảm xúc mà con vật cảm nhận thấy khi đối mặt với một kích thích bên ngoài và nó thậm chí còn được liên kết với ý thức của chúng mà không hề có sự đấu tranh.
Cho đến nay, sốt cảm xúc đã được quan sát thấy ở động vật có vú, chim và một số loài bò sát nhất định, nhưng chưa bao giờ có ở cá. Đối với
cá, nguyên nhân được cho rặng cá là loài động vật không có cảm xúc hay ý thức. Thí nghiệm với 72 con cá mú vằn đã đem lại lời giải đáp cho câu hỏi này.
Các nhà nghiên cứu chia cá làm hai nhóm, mỗi nhóm gồm 36 con cá mú vằn và chúng được đặt trong một bể chứa lớn với các ngăn khác nhau nối liền với nhau với nhiệt độ từ 18ºC đến 35ºC.
Cá ở một trong hai nhóm - nhóm kiểm soát – được đặt trong khu vực có nhiệt độ ở mức độ mà chúng ưa thích: 28ºC.
Nhóm còn lại được đặt trong một tình huống căng thẳng: chúng bị giam giữ trong một mạng lưới bên trong bể ở nhiệt độ 27ºC trong 15 phút.
Sau khoảng thời gian này, nhóm đã được phóng thích ra ngoài. Trong khi cá kiểm soát chủ yếu ở trong các ngăn có nhiệt độ khoảng 28ºC, cá bị căng thẳng có xu hướng di chuyển về phía ngăn có nhiệt độ cao hơn, tăng nhiệt độ cơ thể của chúng từ hai đến bốn độ. Các nhà nghiên cứu chỉ ra đây là bằng chứng cho thấy những con cá này biểu lộ “sốt cảm xúc”.
Các nhà khoa học làm rõ mức độ mà cá có thể có ý thức. Một số nhà nghiên cứu cho rằng chúng không thể có ý thức do bộ não của chúng rất đơn giản, thiếu một vỏ não, và chúng có rất ít khả năng học tập và trí nhớ, một danh mục hành vi rất đơn giản và không có khả năng chịu sự đau đớn.
Các nhà nghiên cứu khác tranh cãi quan điểm này, chỉ ra rằng, mặc dù não cá có kích thước nhỏ, nhưng các phân tích hình thái và hành vi cụ thể đã nêu bật tính tương đồng giữa một số cấu trúc não của chúng và điều này đã được thấy ở các động vật có xương sống khác, chẳng hạn như cá ngựa (liên quan đến học tập và bộ nhớ không gian ) và hạch hạnh nhân (liên quan đến cảm xúc) của động vật có vú.
Theo lời của Sonia Rey, Viện Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Stirling và Viện Y sinh và Công nghệ sinh học (IBB) của Đại học Autònoma de Barcelona, "những phát hiện này rất thú vị: thể hiện sốt cảm xúc lần đầu tiên cho thấy rằng cá có một số mức độ của ý thức ".
Nghiên cứu được công bố gần đây trong Kỷ yếu của Hội Hoàng gia London, Khoa học sinh học.
Theo Bộ NN&PTNN
Gợi Ý Sản Phẩm
NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)
Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê
NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)
Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)