Quan ngại gia tăng về việc sử dụng chất beta agonist trong chăn nuôi bò thịt

Sử dụng thuốc thú y có tên gọi là beta agonist (còn được gọi là chất tăng trọng, chất tạo nạc, là một chất hóa học được xếp vào loại chất độc cấm sử dụng trong chăn nuôi trên toàn thế giới) trong chăn nuôi bò đã nhận được sự quan tâm đáng kể cấp quốc gia.

Sử dụng thuốc thú y có tên gọi là beta agonist (còn được gọi là chất tăng trọng, chất tạo nạc, là một chất hóa học được xếp vào loại chất độc cấm sử dụng trong chăn nuôi trên toàn thế giới) trong chăn nuôi bò đã nhận được sự quan tâm đáng kể cấp quốc gia.

Một nhà dịch tễ học thú y của trường Đại học Công nghệ Texas đã phát hiện ra rằng mặc dù có những lợi ích xã hội đáng kể để thực hiện, một sự gia tăng tỉ lệ chết ở gia súc đã đặt ra câu hỏi về những liên quan khi sử dụng chất này trong chăm sóc vật nuôi.

Trong một bài báo được công bố trên tạp chí khoa học có bình duyệt PLOS ONE, Guy Loneragan - giáo sư về an toàn thực phẩm và y tế cộng đồng tại Khoa Khoa học Nông nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên của trường Đại học Công nghệ Texas cho biết: Chất beta agonist nâng cao hiệu quả sản xuất thịt bò và sự cải thiện này đem lại những lợi ích xã hội quan trọng.

Chất này đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ chấp thuận sử dụng cho gia súc làm tăng cơ bắp cho vật nuôi và có thể làm giảm lượng chất béo tích tụ ở gia súc. Điều này có nghĩa là bò chuyển đổi nhiều thức ăn mà nó tiêu thụ vào thịt, và nó thực hiện điều này một cách hiệu quả hơn.

Bài báo này có đồng tác giả là Daniel Thomson và Morgan Scott công tác tại trường Đại học bang Kansas và có tiêu đề là "Tỷ lệ tử vong gia tăng ở nhóm gia súc được chăm sóc quản lý bằng các chất chủ vận ractopamine hydrochloride β - adrenergic và zilpaterol hydrochloride".

Với việc sử dụng chất beta agonist, để tạo ra cùng một lượng thịt, bò đòi hỏi ít thức ăn và ít nước uống hơn là nếu không sử dụng chất beta agonist. Sẽ cần sử dụng ít đất đai hơn để phát triển các loại cây trồng cung cấp thức ăn cho các vật nuôi này, do đó, sẽ cần ít nguyên liệu hơn để sản xuất ra cùng một lượng thịt bò. Những cải tiến trong hiệu quả sản xuất mang lại nhiều lợi ích xã hội có ý nghĩa.

Tuy nhiên, qua phân tích sâu của nhóm nghiên cứu, tỉ lệ tử vong ở gia súc được quản lý sử dụng beta agonist là 75-90%, lớn hơn rất nhiều so với gia súc không được quản lý sử dụng chất này, Loneragan cho biết. Tỉ lệ tử vong tăng làm dấy lên câu hỏi về vấn đề chăm sóc vật nuôi. Nhóm nghiên cứu tin rằng cần phải có một cuộc đối thoại toàn diện để khám phá việc sử dụng thuốc thú y chỉ để cải thiện năng suất, nhưng không có bù đắp nào về lợi ích sức khỏe cho vật nuôi mà họ đang quản lý. Điều này đặc biệt cần thiết đối với các loại thuốc có tác động bất lợi đến sức khỏe vật nuôi, chẳng hạn như beta agonist.

M.T. (Theo Sciencedaily)

Nguồn Bộ NN&PTNT

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC