Chưa có thuốc điều trị dịch tả lợn châu Phi
Theo các chuyên gia dịch tễ, thú y, hiện chưa có thuốc đặc trị đối với dịch tả lợn châu Phi.
Cục Thú y khuyến cáo, đối với hộ chăn nuôi, gia trại, thường xuyên thực hiện vệ sinh, phun thuốc sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh; Có các biện pháp ngăn chặn các loại côn trùng, gặm nhấm vì chúng có thể mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác. Không tham gia mua bán, vận chuyển, tiêu thụ bất kỳ lợn bệnh, lợn nghi bị bệnh, các loại sản phẩm thịt lợn bệnh. Mua con giống rõ nguồn gốc; không sử dụng thức ăn thừa, thức ăn tận dụng chưa qua xử lý nhiệt chín, tốt nhất là không sử dụng. Không cho thương lái, phương tiện vận chuyển vào khu chuồng nuôi vì có thể mang theo mầm bệnh từ nơi khác vào.
Tiêu hủy lợn bị bệnh.
Khi phát hiện lợn bệnh, nghi bị bệnh, không bán chạy lợn bệnh, không giết mổ, không vứt xác lợn chết ra môi trường vì sẽ làm lây lan rất nhanh; không điều trị vì bệnh này chưa điều trị được, chưa có vắc xin. Không để những người bán cám, bán thuốc vào khu chuồng nuôi nếu chưa thực hiện sát trùng tiêu diệt mầm bệnh.
Đối với trang trại, cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, tăng cường các biện pháp an toàn sinh học; yêu cầu tất cả cán bộ, công nhân kỹ thuật phải thực hiện nghiêm; có biện pháp xử lý, sát trùng mọi ngương tiện, dụng cụ ra vào trang trại; có biện pháp ngăn chặn các loại côn trùng, gặm nhấm...
Thường xuyên tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng khu vực nuôi, khu vực xung quanh; trên các tuyến đường trong và từ ngoài đi vào trại. Khi có lợn bệnh, nghi bị bệnh phải báo chính quyền và cơ quan chuyên môn để lấy mẫu xác định nguyên nhân.
Trước tình trạng dịch tả lợn châu Phi có dấu hiệu tiếp tục lây lan sang các địa phương mới, Cục Thú y khuyến cáo: Cơ chế lây bệnh của virus dịch tả lợn châu Phi rất phức tạp, dai dẳng, khó kiểm soát, vì vậy, cần tuyệt đối tuân thủ quy định "5 không" của Luật Thú y.
Các chuyên gia dịch tễ còn đưa ra khuyến cáo: Những nguồn mang virus lây cho trang trại mà mọi người ít quan tâm và hay xem thường, là: Chó, mèo , gà vịt... nuôi cùng trong trại; các loại chuột, bọ và côn trùng chích hút khác cũng là nguồn truyền bệnh. Ngoài ra, virus gây bệnh có thể sống rất lâu trong thức ăn dư thừa đã qua chế biến. Vì vậy, việc sử dụng nguồn thức ăn dư thừa của con người cho lợn cần được cân nhắc và tốt nhất là nên bỏ.
Gợi Ý Sản Phẩm
NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)
Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)