Con đường dẫn đến nuôi cá ngừ bền vững
Cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương được thuần dưỡng có thể giúp đáp ứng nhu cầu của ngành thực phẩm đối với loài đang bị đe dọa này.
Tuy nhiên, để đảm bảo được tính bền vững như vậy là một một nhiệm vụ đầy thử thách.
Cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương là một đồ ăn ngon được ưa chuộng. Do áp lực khai thác rất lớn, trữ lượng cá ngừ đã giảm đáng kể. Theo Ủy ban Quốc tế về Bảo tồn Cá ngừ Đại Tây Dương, hiện trữ lượng loài này đã có dấu hiệu phục hồi. Nhưng Tổ chức quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN) vẫn liệt kê cá cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương vào danh sách các loài bị đe dọa. Cho đến nay, việc nuôi loài này ở khu vực Địa Trung Hải có liên quan đến việc bắt những con kích cỡ trung bình và nuôi vỗ béo trong các trang trại. Việc làm này vẫn làm cạn kiệt trữ lượng các loài hoang dã. Hiện nay, dự án do EU tài trợ TRANSDOTT (sẽ được hoàn thành vào tháng 9 năm 2014) hướng mục tiêu tới việc nuôi cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương thương phẩm bền vững. "Đây là cách duy nhất để giảm áp lực lên các nguồn trữ lượng tự nhiên", Christopher Bridges, điều phối viên dự án và là giáo sư ngành động vật học tại trường Đại học Düsseldorf Heinrich-Heine, Đức cho biết.
Dự án này được thiết lập dựa trên một số dự án trước đó. Trong số những dự án khác, các nhà khoa học đã phát triển một phương pháp dựa vào hoóc-môn để cho cá sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt. "Chúng tôi đã có thể nuôi giữ những con cá ngừ giống, những con nhỏ, một số trong đó vẫn còn sống ở Tây Ban Nha", Bridges nói. Nhưng những con cá nuôi trong điều kiện nuôi nhốt chưa đến tuổi sinh sản. Những người đầu tiên thành công trong việc khép lại chu kỳ nuôi một loài cá ngừ là các nhà khoa học tại trường Đại học Kinki, Nhật Bản.
Dự án hiện hành liên quan đến việc mở rộng quy mô sản xuất cá ngừ và khiến cho các nỗ lực này có tính khả thi về mặt kinh tế. Nhưng các nhà khoa học vẫn cần phải giải quyết một số vấn đề. Để thực hiện nuôi trồng thủy sản bền vững hơn, "thức ăn cho cá ngừ dựa vào thành phần cá hiện được thay thế từng bước bởi thức ăn thực vật", Florian Borutta, nhà khoa học của dự án và là giám đốc khoa học của công ty nuôi cá ngừ TunaTech nói. Công ty của Na Uy Skretting đặc biệt thiết kế thức ăn dạng viên cho cá ngừ. Tuy nhiên, cá ngừ có tốc độ tăng trưởng tốt hơn với sự kết hợp của bột viên và cá chết, Bridges bổ sung thêm.
Một vấn đề khác là những con cá ngừ lớn hơn ăn những con nhỏ hơn trong giai đoạn ấu trùng. Thêm vào đó, các loài ngoại lai có thể được du nhập vào dưới hình thức là các sản phẩm phụ của bộ sưu tập trứng từ các lồng nuôi trên biển. Và do cá ngừ có khả năng nhìn kém và bơi nhanh, chúng sẽ va chạm vào các bức vách nếu nuôi nhốt trên đất liền trong bể nuôi, Borutta cho biết. Tuy nhiên, Bridges hiện đang kỳ vọng vào việc sản xuất trứng và cá giống thương mại trong vòng vài năm tới.
Wayne Hutchinson - chuyên gia nuôi trồng thủy sản tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Nam Úc ở West Beach, Úc, cho biết: “Nuôi trồng thủy sản đầy đủ các chu kỳ sẽ giúp giảm áp lực về trữ lượng của các loài hoang dã, góp phần vào phát triển bền vững”. Ông coi các phương pháp tiếp cận dựa trên khoa học và mức độ hợp tác là gây ấn tượng sâu sắc.
Theo quan điểm của Hutchinson, các vấn đề như tập tính ăn thịt và va chạm vào thành, vách cần được đưa vào tiến trình trước khi nuôi cá ngừ được nhân giống bền vững có thể được thực hiện. "Những thách thức này cũng giống như những thách thức đã trải qua với các loài cá ngừ được nhân giống khác", ông nói. Hutchinson nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển các loại thức ăn có chứa bột cá ít hơn và nhiều hơn các thành phần lấy từ các nguồn bền vững, chẳng hạn như các loại cây trồng trên cạn. "Việc này đang được thực hiện nhưng sẽ mất thời gian để tối ưu hóa," ông lưu ý. Ngoài ra, kích thước cá mà thị trường kỳ vọng là lớn so với cá nuôi khác. "Điều này có nghĩa là các bể nuôi, lồng nuôi lớn hơn và các vấn đề lớn hơn khi quản lý và chăm sóc cá ngừ," Hutchinson cho biết thêm.
Quy trình hành động tốt nhất cho cá ngừ vây xanh là giảm hạn ngạch để cho các quần thể hoang dã tăng lên xấp xỉ kích thước ban đầu của chúng, Bruce Collette - trưởng nhóm chuyên gia về cá ngừ của IUCN và là nhà khoa học cao cấp và tại Phòng thí nghiệm hệ thống của Cục Nghề cá biển quốc gia (National Marine Fisheries Service) trực thuộc NOAA tại Washington DC, Mỹ. "Tôi không tin rằng vây xanh sẽ được thuần hóa thành công", ông nói.
Collette đang lo lắng về khối lượng lớn thức ăn xanh cần thiết. "Điều này đặc biệt đúng nếu các nỗ lực được thực hiện để nuôi cá ngừ vây xanh đạt kích thước sashimi để có mức giá cao nhất. Điều này có thể mất vài năm cho chúng ăn thức ăn đắt đỏ," Collette cho biết. Ông cũng quan ngại về tác động môi trường. Có thể có "sự gia tăng của các loài ký sinh như đã xảy ra trong nuôi cá ngừ vây xanh miền Nam ở Úc", Collette giải thích. Ký sinh trùng có thể di chuyển sang quần thể hoang dã di cư. Hơn nữa, ông kết luận: "có vấn đề về xử lý phù hợp các sản phẩm thải ra của cá ngừ mà không ảnh hưởng xấu đến môi trường địa phương."
Thông Tin Khác
Trong và Ngoài Nước
Bổ sung thêm xylanase từ vi khuẩn vào khẩu phần ăn có chứa cám gạo của lợn làm tăng giá trị năng lượng
2505-2016
Gợi Ý Sản Phẩm
NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)
Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)