Dịch lở mồm long móng bùng phát khắp nơi: Cả hệ thống thú y tê liệt

Nếu như trong bản tin về dịch bệnh ngày 26.12, Cục Thú y mới thông báo, cả nước chỉ có 5 ổ dịch, thì sang đến bản tin ngày 27.12, Cục Thú y đã thừa nhận, cả nước đã phát sinh tới 27 ổ dịch. Trong đó, có một số ổ dịch mới ở Thường Tín (Hà Nội), Hòa Bình...

Nếu như trong bản tin về dịch bệnh ngày 26.12, Cục Thú y mới thông báo, cả nước chỉ có 5 ổ dịch, thì sang đến bản tin ngày 27.12, Cục Thú y đã thừa nhận, cả nước đã phát sinh tới 27 ổ dịch. Trong đó, có một số ổ dịch mới ở Thường Tín (Hà Nội), Hòa Bình...

Dịch bùng phát hơn 1 tháng, Cục Thú y mới đi... kiểm tra

Cụ thể, theo bản tin về dịch bệnh ngày 27.12: Tại Hà Nội, hiện dịch lở mồm long móng đã lấy lan ra địa bàn 16 xã của 4 huyện là Ba Vì, Đan Phượng, Quốc Oai, Thường Tín với tổng số lợn mắc bệnh và phải tiêu hủy là hơn 800 con.

http://streaming1.danviet.vn/upload/4-2018/images/2018-12-28/Dich-lo-mom-long-mong-bung-phat-khap-noi-Ca-he-thong-thu-y-te-liet-lmlm-1545963233-width600height450.jpg
Trong một số ô chuồng tại chợ đầu mối tiêu thụ lợn lớn nhất miền Bắc xuất hiện nhiều cá thể lợn bị ốm, long móng nằm la liệt trên nền xi măng ẩm ướt, bẩn thỉu.

Đặc biệt, tại tỉnh Hòa Bình hiện đã có tới 10 xã của 4 huyện (Lương Sơn, Kim Bôi, TP. Hòa Bình, Tân Lạc) phát sinh dịch LMLM với số lợn chết và tiêu hủy là gần 600 con. Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hòa Bình, từ tháng 11 đến nay đã xuất hiện dịch LMLM trên địa bàn một số địa phương (Lương Sơn, Kim Bôi, ...) của tỉnh này. Tuy nhiên, mãi đến ngày 26.12, một đoàn công tác của Cục Thú y mới đi kiểm tra tình hình và công tác phòng chống dịch LMLM trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và công bố... có dịch LMLM xảy ra tại đây.

Và đến ngày hôm qua 27.12, Cục Thú y mới có Công văn số 3036/TY-DT gửi Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hoà Bình đề nghị chỉ đạo thực hiện nghiêm việc báo cáo dịch bệnh và tổ chức phòng, chống dịch bệnh theo quy định hiện hành.

Tuy nhiên, số ổ dịch trên mới là theo thông báo của Cục Thú y, trên thực tế theo ghi nhận của PV Dân Việt, hiện tượng lợn chết do dịch bệnh đang xảy ra tại nhiều địa phương như Hà Nam, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ..., trong đó có nhiều điểm người dân đang nghi ngờ lợn chết do bệnh LMLM.

Dịch bệnh bùng phát do sự vô trách nhiệm của Cục Thú y

Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, trên thực tế, dịch LMLM trên lợn đã xảy ra lác đác ở một số địa phương từ cuối tháng 10, đầu tháng 11. Song một số nơi, bà con cố tình giấu dịch để bán chạy lợn, vì sợ khai báo với cơ quan thú y sẽ bị tiêu hủy, một phần là do hệ thống thú y cơ sở vào cuộc quá chậm. Một phần sau đó, khi thấy dịch bùng phát ở nhiều địa phương khác nhau, Cục Thú y vẫn... nằm im, cho đến khi chính các cơ quan báo chí phản ánh mới vội vã đi... kiểm tra và có công điện chỉ đạo.

http://streaming1.danviet.vn/upload/4-2018/images/2018-12-28/Dich-lo-mom-long-mong-bung-phat-khap-noi-Ca-he-thong-thu-y-te-liet-lmlm1-1545963233-width700height525.jpg
Bãi rác bên đường vào chợ đầu mối gia súc, gia cầm Hà Nam xuất hiện các xác lợn chết bị vứt đã bắt đầu phân hủy...

Chính điều này đã dẫn tới việc, dịch bệnh bị phát tán đi khắp nơi, dẫn đến ngày càng khó kiểm soát. Cũng chính vì sự vô trách nhiệm của Cục Thú y và hệ thống thú y cơ sở, nên các địa phương không thể công bố dịch bệnh LMLM để triển khai các biện pháp ngăn ngừa kịp thời. Bởi theo Luật Thú y 2015, tại khoản 2, điều 26 có quy định về điều kiện công bố dịch bệnh động vật trên cạn khi có đủ các điều kiện sau:

  • Có ổ dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch xảy ra và có chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng hoặc phát hiện có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới;
  • Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật.

Tại các khoản 4,5,6 của điều 26 cũng quy định về thẩm quyền công bố dịch như sau:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ đề nghị của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện quyết định, công bố dịch bệnh động vật khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và dịch bệnh xảy ra trong phạm vi huyện;
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ đề nghị của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh quyết định công bố dịch bệnh động vật khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và dịch bệnh xảy ra từ hai huyện trở lên trong phạm vi tỉnh.
  • Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ đề nghị của Cục Thú y quyết định công bố dịch bệnh động vật khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và dịch bệnh xảy ra từ hai tỉnh trở lên; kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc công bố dịch của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh.
  • Trong trường hợp dịch bệnh động vật lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo để Thủ tướng Chính phủ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

Đối chiếu các quy định đã nêu trong Luật Thú y 2015, rõ ràng trách nhiệm để lây lan dịch bệnh LMLM trên diện rộng của Cục Thú y và thú y cơ sở là rất lớn, thậm chí là vi phạm pháp luật khi không có các biện pháp và thông tin kịp thời để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Song đến nay, từ ông Cục trưởng của Cục này là Phạm Văn Đông đến Phó Cục trưởng phụ trách mảng này là ông Đàm Xuân Thành vẫn tuyệt nhiên giữ thái độ im lặng, không lên tiếng để khuyến cáo, cảnh báo và triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh LMLM.

Trả lời phỏng vấn Dân Việt, ông Phùng Đức Tiến- Thứ trưởng Bộ NNPTNT cho biết: "Vừa rồi chúng tôi đã chỉ đạo ngay Cục Thú y phải xem xét ở những địa phương báo chí nêu, tổ chức kiểm tra, giám sát và có văn bản chỉ đạo, trước mắt là ở Hà Nội, đồng thời ở các tỉnh trọng điểm khác cần chỉ đạo các Chi cục Thú y thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm tra, giám sát và phòng chống dịch cần thiết".

Theo ông Tiến, bây giờ đang là thời điểm cuối năm, người chăn nuôi gia súc, gia cầm đang đẩy mạnh chăm sóc đàn để phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán. Đặc biệt là giá lợn hơi vẫn đang ở mức có lợi, vì vậy bà con cần lưu ý chủ động áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tiêm vaccine đầy đủ, vì chúng ta không thiếu vaccine.

"Muốn chống dịch hiệu quả, hướng tới việc xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh đạt chuẩn thì điều quan trọng nhất, vẫn cần sự chủ động của người dân, chủ trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi. Khi thấy lợn có dấu hiệu bị bệnh, phải báo ngay cho cơ quan thú y, đặc biệt là không được giấu dịch, không bán chạy lợn"- ông Tiến cho biết thêm.

Theo báo Dân Việt

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC