Dịch lớn cúm A - H7N9 đang tiến sát Việt Nam

Bộ Y tế nhận định: Dịch cúm gia cầm có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam cũng như có khả năng bùng phát thành dịch tại cộng đồng.

Bộ Y tế nhận định: Dịch cúm gia cầm có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam cũng như có khả năng bùng phát thành dịch tại cộng đồng.

http://image.bnews.vn/MediaUpload/Content/2016/06/06/102055_hong-kong.jpgDịch lớn cúm A - H7N9 đang tiến sát Việt Nam. Ảnh: vancouversun.com

Hiện nay, dịch cúm gia cầm tại châu Âu, Trung Quốc, Campuchia và một số nước trong khu vực đang diễn biến phức tạp. Nhiều ca nhiễm cúm A (H7 N9) tập trung tại 3 tỉnh Quảng Tây, Vân Nam và Quảng Đông (giáp biên giới Việt Nam).

Bên cạnh đó, dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm cũng đã xuất hiện tại tỉnh Sveyrieng (Campuchia); đây là tỉnh có chung đường biên giới với nước ta. Chính vì vậy khả năng xâm nhập của dịch bệnh vào nước ta là rất cao nếu không có các biện pháp phòng chống chủ động.

Bộ Y tế nhận định: Dịch cúm gia cầm có nguy cơ xâm nhập vào nước ta cũng như có khả năng bùng phát thành dịch tại cộng đồng. Nguyên nhân là do dịch bệnh đang gia tăng tại Trung Quốc cả về số ca mắc và tử vong; đồng thời thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các bệnh đường hô hấp và dịch cúm gia cầm lây lan, bùng phát.

Bên cạnh đó, nguồn lây bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng phần lớn người mắc bệnh có tiền sử tiếp xúc với gia cầm và sử dụng các sản phẩm từ gia cầm.

Dịch lớn đang tiến sát biên giới Việt Nam

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu cho biết: Tình hình dịch cúm A(H7N9) đang lây lan rộng tại Trung Quốc. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đây là đợt dịch thứ 5 kể từ đợt dịch đầu tiên ghi nhận năm 2013 của dịch cúm A(H7N9) và cũng là đợt dịch lớn nhất nhất từ trước đến nay.

Chỉ tính từ tháng 10/2016 tới 19/2/2017, tổng số đã có 425 trường hợp mắc được ghi nhận (nhiều nhất so với 4 đợt dịch trước đó) và hiện số mắc vẫn đang gia tăng nhanh, địa bàn có dịch đang lan rộng, chủ tập trung chủ yếu tại 3 tỉnh Quảng Tây, Vân Nam và Quảng Đông (giáp Việt Nam). Trên 90% bệnh nhân mắc bệnh có tiền sử tiếp xúc với gia cầm, trong đó 35% là người làm nông nghiệp, 10% làm nội trợ.

Bên cạnh đó, tháng 1/2017, tại Campuchia (tỉnh Sveyrieng) giáp với tỉnh Long An và Tây Ninh (Việt Nam) đã ghi nhận cúm A(H5N1) trên đàn gia cầm.

Cục trưởng Trần Đắc Phu khẳng định: Tại Việt Nam, hiện chưa ghi nhận ca bệnh mắc cúm A(H7N9), A (H5N8), A (H5N1) trên người song vẫn ghi nhận một số ổ dịch cúm A(H5N1), A (H5N6) trên đàn gia cầm. Riêng cúm A (H5N1), từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 3 ổ dịch cúm A/(H5N1) trên đàn gia cầm tại 3 xã ở 3 tỉnh Bạc Liêu, Nghệ An và Nam Định.

Theo báo cáo của ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), riêng ngày 20/2 đã ghi nhận ổ cúm gia cầm trên các đàn gia cầm tại 3 hộ gia đình thuộc xã Trực Thuận, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Chính quyền tại đây đã tiêu hủy 4.600 con vịt (mắc dịch cúm A(H5N1) từ ngày 15/2). UBND huyện Trực Ninh đã ra quyết định công bố dịch trong ngày 20/2.

Phát hiện một số thay đổi về độc lực của vi rút cúm A(H7N9)

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thông tin chính thức về một số thay đổi độc lực của vi rút cúm A(H7N9) ở gia cầm.

Cụ thể là: Ngày 18/2/2017, Tổ chức Y tế Thế giới đã nhận được thông báo của Trung tâm Phòng chống bệnh tật Trung Quốc về kết quả giải trình tự gen của vi rút được phân lập từ 2 bệnh nhân mắc cúm A(H7N9) tại Quảng Đông, phát hiện một số thay đổi của vi rút cúm A (H7N9) cho thấy vi rút đã thay đổi từ độc lực thấp sang độc lực cao ở gia cầm.

Trước đó, ngày 17/2/2017, theo thông báo của Trung tâm Phòng chống bệnh tật Đài Loan (Trung Quốc) về kết quả giải trình tự gen của vi rút được phân lập từ 1 bệnh nhân cúm A(H7N9) tại Đài Loan (Trung Quốc) cũng phát hiện sự thay đổi của vi rút cúm A (H7N9) từ độc lực thấp sang độc lực cao ở gia cầm.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, sự liên tục thay đổi như vậy là một đặc điểm tự nhiên của vi rút cúm do quá trình tái tổ hợp; do đó quan trọng là phải tiếp tục cảnh giác với sự thích ứng của vi rút cúm gia cầm ở người và các loài động vật có vú khác.

Hiện nay chưa có bằng chứng về sự thay đổi của vi rút cúm A(H7N9) làm lây truyền dễ dàng từ người sang người. Tổ chức Y tế Thế giới chưa có bằng chứng để khuyến cáo các thay đổi về quản lý lâm sàng đối với trường hợp nhiễm vi rút cúm A (H7N9) ở người.

Kế hoạch hành động khẩn cấp về phòng chống dịch cúm A(H7N9)

Trước những diễn biến phức tạp và nguy cơ cận kề của đợt dịch lớn nhất của cúm A (H7N9) , Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ đạo khẩn cấp về đối phó và phòng chống dịch bệnh này, coi đây là công việc trọng tâm đòi hỏi cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Bộ Y tế đã ban hành “Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại Việt Nam” nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lây lân, hạn chế đến mức thấp nhất trường hợp tử vong do dịch cúm A(H7N9).

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Nguy cơ xuất hiện và lây lan dịch cúm gia cầm tại Việt Nam trong thời gian tới là hoàn toàn có thể vì bên cạnh các yếu tố nguy cơ khác, vấn đề buôn bán, nhập lậu gia cầm từ Trung Quốc vẫn chưa thực sự được ngăn chặn tại nước ta.

Để phòng ngừa, ngành y tế phải phối hợp với các ngành liên quan khoanh vùng ổ dịch, giám sát gia cầm và sản phẩm từ gia cầm một cách chặt chẽ; tăng cường mở rộng giám sát trên người, đặc biệt với khu vực giao lưu khách du lịch, các khu vực biên giới với Trung Quốc. Đồng thời, ngành y tế sẽ mở rộng đối tượng lấy mẫu.

Những ca có biểu hiện cúm sẽ đưa vào lấy mẫu giám sát thay vì như trước đây chỉ xét nghiệm những trường hợp nặng.

Bên cạnh đó, ngành y tế sẽ tính đến phương án xét nghiệm mẫu cộng đồng, ưu tiên xét nghiệm những người vận chuyển, giết mổ, tiếp xúc với gia cầm tại chợ nhỏ lẻ, chợ đầu mối…

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu ngành ytế cần rà soát lại các tình huống phòng chống dịch, trong đó bao gồm các kịch bản ứng phó theo từng cấp độ, cập nhật thêm các thông tin để chủ động phòng chống dịch hiệu quả. Đặc biệt, truyền thông cần phải được ưu tiên.

Truyền thông quyết liệt cho người dân, người buôn bán, sử dụng, giết mổ gia cầm… để nâng cao ý thức chủ động phòng chống dịch cho bản thân và cho cộng đồng.

Việc tiếp tục tập huấn cán bộ, bổ sung đầy đủ cơ sở, trang thiết bị y tế cần thiết cho công tác điều trị cần được quan tâm ngay từ bây giờ để sẵn sàng cho mọi tình huống. Các cơ sở điều trị cần phải chủ động giám sát, chuẩn đoán và nếu có trường hợp bệnh nhân nhiễm cúm gia cầm cần thông báo và phối hợp phòng chống dịch với các đơn vị y tế dự phòng.

Kế hoạch của Bộ Y tế cũng chỉ ra nhiều giải pháp nhằm giảm số lượng mắc và trường hợp tử vong như: Tăng cường năng lượng giám sát bệnh cúm A(H7N9) đảm bảo đủ khả năng xét nghiệm chẩn đoán xác định, phát hiện sớm ca bệnh đầu tiên để có biện pháp cách ly, thu dung, điều trị kịp thời; xem xét cập nhật hướng dẫn giám sát, phòng chống dịch cúm A(H7N9); tăng cường công tác an toàn vệ sinh thực phẩm...

Đồng thời, ngành y tế sẽ thiết lập mạng lưới các bệnh viện sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân; có kế hoạch mở rộng các cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân theo từng tình huống dịch; tập huấn cho cán bộ điều trị và điều dưỡng tại các bệnh viện về chẩn đoán và điều trị bệnh cúm A(H7N9) và sử dụng các trang thiết bị cấp cứu...

Ngoài ra, ngành y tế chủ động tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo cho người dân không hoang mang, chủ quan và có đủ kiến thức để tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng; tăng cường phối hợp liên ngành để huy động sự tham gia phòng chống dịch bệnh của toàn xã hội...

Theo TTXVN

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC