Độc tố trong cá có thể hiệu quả trong điều trị ung thư
Dựa trên khả năng khóa cứng sự phân chia tế bào trong bào thai cá, các nhà nghiên cứu tin rằng độc tố từ mầm bệnh gây bệnh ở cá có thể được sử dụng để điều trị ung thư.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Freiburg đã xác định độc tố sử dụng bởi Yersinia ruckeri, từ loại mầm bệnh giống như tác nhân gây bệnh dịch hạch ở người, gây ra bệnh redmouth ở cá hồi. Bệnh redmouth gây tổn thất cho ngành công nghiệp cá hàng triệu đô la mỗi năm.
Độc tố Afp18 làm mất khả năng chuyển hóa protein RhoA, protein điều khiển nhiều quá trình cần thiết trong tế bào ở người và cá. Trong số các quá trình này, có quá trình xây dựng và phá vỡ các sợi actin, cần thiết cho cả quá trình phân chia tế bào và sự lây lan các khối u đi khắp cơ thể.
Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Communications, các nhà nghiên cứu đã tiêm Afp18 vào bào thai cá mú vằn. Độc tố đã làm cho các sợi actin trong bào thai bị phá vỡ, ngăn chặn sự phân chia tế bào, như mong đợi. Afp18 phá vỡ các sợi actin bằng cách kết hợp một phân tử đường, N-acetylglucosamine, vào ti-rô-xin a-xít a-min trong RhoA mà các nhà nghiên cứu gọi là một phản ứng rất bất thường trong tự nhiên.
Theo các nhà nghiên cứu, Afp18 có tiềm năng chữa trị được bệnh ung thư nhờ tác động của các protein điều khiển Rho có liên quan đến sự phát triển của bệnh ung thư, đặc biệt là di căn.
Theo Bộ NN&PTNT
Thông Tin Khác
Trong và Ngoài Nước
Nghiên cứu phát triển bộ kit PCR xác định thịt chứa bào tử ký sinh trùng Sarcocystis
1706-2014
Gợi Ý Sản Phẩm
NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)
Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)