"Gạo thơm - tôm sạch" ở vùng tôm lúa Mỹ Xuyên

Huyện Mỹ Xuyên được coi là "thủ phủ" của vùng luân canh tôm - lúa tỉnh Sóc Trăng với mỗi năm canh tác một vụ tôm, một vụ lúa cho hiệu quả cao. Con tôm, cây lúa nơi đây cho giá trị cao, dần khẳng định được thương hiệu trên thị trường xuất khẩu.

Huyện Mỹ Xuyên được coi là "thủ phủ" của vùng luân canh tôm - lúa tỉnh Sóc Trăng với mỗi năm canh tác một vụ tôm, một vụ lúa cho hiệu quả cao. Con tôm, cây lúa nơi đây cho giá trị cao, dần khẳng định được thương hiệu trên thị trường xuất khẩu.

Hiệu quả bền vững

Nuôi tôm - lúa đã gắn với người dân ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) từ những năm 1998. Mỹ Xuyên được đánh giá là vùng có chất lượng cao, ít tốn chi phí nên hiệu quả kinh tế mang lại cho nông dân cao hơn vùng chuyên lúa. Vừa thắng tôm, vừa canh tác được một vụ lúa, mức độ rủi ro thấp, hầu hết nông dân 6 xã vùng tôm lúa Mỹ Xuyên khá lên từ quy trình bền vững này. Xu thế nuôi bán thâm canh hình thành khi nuôi tôm thành công liên tiếp, con tôm nước lợ không còn khả năng phát triển an toàn, mức độ thiệt hại tăng dần. Trước thực trạng này, nông dân mới quay lại với quy trình luân canh tôm - lúa, nhưng hiện ở Mỹ Xuyên cũng chỉ được hơn 10.000 ha trên diện tích nuôi tôm là 16.200 ha thuộc khu vực quy hoạch.


http://thuysanvietnam.com.vn/uploads/article2/baiviet/nuoitrong/z300-con-tom-1242-.jpg
Hiệu quả mô hình tôm - lúa được nhiều địa phương nhân rộng - Ảnh: Trần Út


Để phục vụ mô hình luân canh tôm lúa ở Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng đã đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất khá đồng bộ. Người nuôi tôm ở Mỹ Xuyên cũng đã chứng minh qua thực tiễn về hiệu quả kinh tế đối với việc đưa cây lúa xuống nền ao nuôi tôm, vừa ít tốn chi phí đầu tư, vừa góp phần cải tạo môi trường cho ao nuôi một cách triệt để. Trung bình lúa cho năng suất trên 7 tấn/ha, cá biệt nhiều hộ chăm sóc tốt còn đạt năng suất tới 10 tấn/ha/vụ. Nếu tính bình quân 4 tấn trên 1 ha thì cũng đạt trên 40.000 tấn lúa, giá trị tăng thêm trên nền ao nuôi tôm không nhỏ để giúp nông dân cải tạo ao, đầu tư giống cho vụ nuôi mới. Lợi ích về kinh tế đã rõ nhưng lợi ích về môi trường của quy trình này mang lại giá trị kinh tế lớn hơn gấp nhiều lần.

Vẫn nhiều khó khăn

Một bộ phận nông dân khó khăn, thiếu vốn bắt nguồn từ xu thế nuôi bán thâm canh, bỏ lúa để chuyên canh tôm. Phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển, diện tích ao tôm - lúa giảm dần do nông dân chuyển sang nuôi theo quy trình bán thâm canh. Ông Lương Minh Quyết, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên cho biết: "6 xã vùng tôm lúa được xác định là vùng luân canh tôm - lúa bền vững. Nhưng không giữ được an toàn, năm thì tập trung tôm, tôm chết thì theo lúa, không hề an toàn, bà con ở đây nghèo khó, mất an toàn vì phá vỡ quy trình này. Nếu không tuân thủ quy trình này thì càng nuôi càng thua". Ông Ngô Công Văn ở xã Hòa Tú 2 cho biết: "Tôi thấy nuôi 1 vụ tôm sau đó làm lại vụ lúa thì môi trường cân bằng, hiệu quả cao, không nên bỏ lúa".

Những năm gần đây, tình hình biến đổi khí hậu, môi trường vùng nuôi tôm xuống cấp, dịch bệnh bùng phát... Vùng luân canh tôm - lúa bộc lộ nhiều nhược điểm cần khắc phục. Đặc biệt, việc chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật dẫn đến thất bại trong vụ nuôi.

Ông Trần Văn Thơ, xã Gia Hòa 1, huyện Mỹ Xuyên chia sẻ: Com tôm thường bị thiệt hại nhiều nhất là lúc thời điểm giao mùa từ cuối tháng 3 đến đầu tháng tư âm lịch, đây là khó khăn đối với nông dân chúng tôi mà chưa có cách khắc phục hiệu quả. Còn ông Trần Ngọc Châu, xã Gia Hòa 2, huyện Mỹ Xuyên luôn lo lắng: Đối với xã Gia Hòa 2 là vùng luân canh tôm - lúa, nhưng  đối với vụ tôm thì có phần khó hơn là vì bà con cải tạo phần đất vừa mới trồng lúa sang nuôi tôm chưa được đúng quy trình kỹ thuật dẫn đến không giữ được nước trong quá trình nuôi tôm, nên đa số thường bị thất bại trong vụ nuôi.

Để nghề nuôi tôm mang lại hiệu quả tốt hơn, ngành chức năng khuyến cáo người nuôi thận trọng ở từng khâu, áp dụng mọi biện pháp có thể để đối phó với biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến khó lường, dịch bệnh có thể bùng phát ở nhiều giai đoạn, để hạn chế thấp nhất thiệt hại do chủ quan gây ra.

Ông Lương Minh Quyết, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên nhấn mạnh: "Vấn đề là nông dân phải hết sức hưởng ứng cùng thực hiện để làm sao nâng cao giá trị cây lúa an toàn sinh học, nuôi tôm an toàn, tôm sạch để nâng cao giá trị, kết hợp với phát triển 2.000 ha màu, nuôi các vật nuôi khác để tăng thu nhập và phát triển bền vững".

Theo Báo Thuỷ Sản Việt Nam

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC