Giảm áp lực cho doanh nghiệp thủy sản

Dự thảo Luật phí và lệ phí đang được Chính phủ đang lấy ý kiến tạo kỳ vọng mới cho doanh nghiệp, hy vọng sẽ được tháo gỡ áp lực, đặc biệt trong bối cảnh kinh doanh khó khăn về thị trường.

Dự thảo Luật phí và lệ phí đang được Chính phủ đang lấy ý kiến tạo kỳ vọng mới cho doanh nghiệp, hy vọng sẽ được tháo gỡ áp lực, đặc biệt trong bối cảnh kinh doanh khó khăn về thị trường.

Đủ loại phí

Từ khi con tôm, con cá rời nhà máy chế biến để lên tàu xuất đi các nước phải nộp khoảng 10 loại phí khác nhau như phí vệ sinh, phí sửa chữa vỏ container; đặt cược container (đối với hàng đông lạnh), chưa kể những phí khác như phí làm thủ tục, hóa đơn, lưu kho bãi, cầu đường, giao hàng lẻ theo container.... Thậm chí, những chủ hàng còn tăng phí “vô tội” vạ, đặt doanh nghiệp và thế không thể không nộp thêm.

Nhìn vào danh mục phí thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trong dự thảo Luật phí và lệ phí nói trên, có 6 loại phí như phí thủy lợi, phí kiểm dịch động thực vật, phí kiểm dịch chất lượng động thực vật, phí kiểm tra vệ sinh thú y, phí bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phí kiểm nghiệm thuốc dùng cho động thực vật mà doanh nghiệp phải nộp. Còn từ nhà máy đến tay người tiêu dùng, số lượng phí vận tải phải nộp là gấp đôi, tức 12 loại phí khác nhau. Như vậy, trung bình, một sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng đến chế biến đến khi đưa vào miệng phải chịu ít nhất khoảng 20 loại phí khác nhau.

Theo dự thảo nói trên, tất cả các loại phí đều nộp vào ngân sách nhà nước, và với một nước còn nghèo như Việt Nam luôn trong tình trạng thu không bù chi thì việc có thêm nguồn thu ngân sách là điều cần thiết, song, không phải vì thế mà cứ đẻ ra các loại phí, rồi tăng phí để có thêm nguồn thu.

http://thuysanvietnam.com.vn/uploads/article2/baiviet/thuongmai/z300-Thuy-san-Viet-Nam4161-.jpg
Doanh nghiệp thủy sản đang bị áp bức bởi phí, lệ phí - Ảnh: Duy Khương

Phía doanh nghiệp cho hay, mỗi năm, những loại chi phí đầu vào chỉ có tăng không giảm là điện, xăng dầu và các loại phí chỉ khác nhau, trong khi, trên thực tế giá bán tôm, cá tra của Việt Nam trong những năm qua vẫn giậm chân tại chỗ, thậm chí thấp hơn.

Cách đây khoảng ba năm, giá tôm đông lạnh xuất sang Nhật Bản trung bình khoảng 14 - 16 USD/kg nhưng nay chỉ còn 12 USD/kg, thậm chí, có thời điểm khi Việt Nam bị Nhật Bản kiểm tra 100% chất kháng sinh cấm, giá xuống còn 10 USD/kg, giá giảm nhưng phí kiểm dịch tăng do cơ quan quản lý tăng cường kiểm tra, kiểm dịch, cộng thêm vào đó, doanh nghiệp cũng phải đầu tư máy móc, nhân lực để tự kiểm tra sản phẩm của mình trước khi cơ quan quản lý kiểm tra lại.

Theo ông Ngô Quốc Nga, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kinh doanh Chế biến Thủy sản và Xuất nhập khẩu Quốc Việt (Quoc Viet Co.,Ltd), Cà Mau, mỗi những lúc Nhật kiểm tra 100% chất kháng sinh cấm, mỗi container tôm xuất đi tiêu tốn của doanh nghiệp khoảng 10.000 USD.

Điều chỉnh để hợp lý

Có thể thấy, năm nào, các danh nghiệp thủy sản trong nước đều có những kiến nghị liên quan đến các loại phí khác nhau. Đơn cử, mới đây, sau khi phản ứng chuyện phí ở cảng tăng mạnh, gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu nói chung, doanh nghiệp thủy sản nói riêng thì ngay lập tức các cảng - trước áp lực từ cơ quan quản lý đã điều chỉnh lại cho phù hợp.

Trong những năm qua, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, sự biến động của đồng ngoại tệ với đồng tiền trong nước khiến số doanh nghiệp phá sản nhiều hơn số doanh nghiệp mới được thành lập, bên cạnh đó, vẫn còn một số lớn doanh nghiệp ở trong tình trạng, sống cũng không được, chết cũng không xong. Và, khi nền kinh tế không khỏe, sức chi tiêu của người dân sẽ giảm.

Trong những qua, số doanh nghiệp thủy sản sống được nhờ con cá con tôm không nhiều, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành rơi vào cảnh nợ nần, thậm chí, tuyên bố phá sản. Và một trong những lý do đó, do chi phí đầu vào tăng trong khi giá bán không tăng, thu không đủ bù chi.

Vậy nên chăng tiếp tục đưa ra những kiến nghị của mình với Chính phủ để có những chính sách kịp thời, giảm hoặc bỏ hẳn một số loại phí không cần thiết, hoặc công nhận những kết quả kiểm định của doanh nghiệp và sau đó, đóng dấu cho xuất khẩu.

Và nếu những lô hàng này, xuất khẩu qua các thị trường bị phát hiện chất cấm họ sẽ phải thu hồi, chịu một mức phạt nào đó, còn không như hiện nay, để tránh bị trả hàng về, doanh nghiệp tự đầu tư máy móc, thuê nhân công để tự kiểm định sản phẩm của mình trước khi qua cơ quan quản lý trực tiếp kiểm tra, kiểm định lần ra. Tuy nhiên, việc nhận được “giấy chứng nhận an toàn” của cơ quan quản lý không giúp gì cho doanh nghiệp vì nếu quốc gia nhập khẩu phát hiện có hàm lượng chất cấm vượt ngưỡng cho phép, hàng vẫn bị trả về.

Có thể nói, khâu kiểm tra của cơ quan quản lý, mà doanh nghiệp phải trả phí… không đảm bảo cho sản phẩm đạt chuẩn để xuất đi, lúc này, doanh nghiệp là bên bị thiệt thòi, còn cơ quan kiểm tra lại “vô can” e rằng chưa “công bằng” với doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty CP Gò Đàng (Tiền Giang): Một trong những loại phí mà doanh nghiệp thủy sản phải trả nhiều nhất là phí kiểm nghiệm chỉ tiêu, chất lượng sản phẩm. Trung bình mỗi container xuất đi doanh nghiệp phải đóng khoảng 15 triệu đồng. Với một công ty như Gò Đàng, riêng tiền phí này, mỗi năm mất 6 tỷ đồng.

Theo Báo Thuỷ Sản Việt Nam

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC